Trang mới   https://gpquinhon.org

Giáo huấn 48 : Những môi trường mới

Đăng lúc: Thứ bảy - 02/11/2013 20:08
Giáo huấn số 48 : 
NHỮNG MÔI TRƯỜNG MỚI
 
Thư Mục Vụ về truyền giáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam, năm 2003, viết: “Hãy mạnh dạn đến với những môi trường mới. Có thể đó là những môi trường địa lý chưa bao giờ được nghe rao giảng Tin Mừng, những vùng đất chưa in dấu chân nhà truyền giáo. Có thể đó là những môi trường văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, ... là những lãnh vực cần có sự hiện diện của Chúa Kitô, chứng tá của Hội Thánh và ánh sáng của Tin Mừng. Hãy đến với những con người chưa được nghe rao giảng Tin Mừng, hoặc đã nghe mà chưa sống Tin Mừng. Hãy hiện diện trong mọi môi trường của nhân loại, vì không có gì của con người mà xa lạ với Hội Thánh. Hội Thánh phải loan báo Chúa Kitô và làm cho Chúa Kitô trở nên tất cả cho mọi người. Tin Mừng phải hội nhập vào mọi lãnh vực của con người.”

Với nhịp độ đổi mới và toàn cầu hóa như hiện nay, giới trẻ sẽ hội nhập nhanh vào nếp sống mới của văn minh tiêu thụ, và hằng ngày giao lưu tiếp xúc với mọi thành phần xã hội, các luồng tư tưởng và nếp sống tục hóa, hưởng thụ. Đặc biệt các thanh niên nam nữ đã bỏ làng, bỏ xứ đi tìm công ăn việc làm nơi thị thành, nơi các khu công nghiệp hay các miền trù phú khác. Số bạn trẻ từ các giáo xứ đi học ngày càng đông và nhiều người sẽ làm việc ở nơi khác chứ không phải tại quê nhà. Theo tinh thần Thánh Giám mục Stêphanô Thể, ta cần phải suy nghĩ để kịp thời chuyển từ thế thủ sang thế công: “Phương pháp tốt nhất để đức tin của các giáo hữu vững vàng là đào tạo họ thành những tông đồ truyền giáo”. Theo định hướng truyền giáo không biên giới, ta phải chuẩn bị để họ có thể nhập cuộc ở bất cứ đâu và bất cứ lãnh vực nào như những nhà truyền giáo được giáo xứ sai đi.

Mặt khác, số người tuôn về đô thị ngày càng đông. Giữa đô thị, họ phải sống cô đơn, vô danh, bơ vơ. Về mặt luân lý, họ dễ bị lôi cuốn về đàng xấu. Các giáo xứ thành phố và ở các khu công nghiệp phải kịp thời chuyển mình thế nào để có thể cống hiến cho họ một “gia đình” thiêng liêng và một căn tính mới, cả về tâm lý lẫn tôn giáo.
Tác giả bài viết: WGPQN
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 32
  • Khách viếng thăm: 24
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 7002
  • Tháng hiện tại: 188367
  • Tổng lượt truy cập: 12478079