Trang mới   https://gpquinhon.org

Giáo huấn 4 : Định hướng giáo dục Kitô giáo

Đăng lúc: Chủ nhật - 22/12/2013 02:10
Giáo huấn số 4
 
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KITÔ GIÁO
 
Ý thức sứ mạng quan trọng đối với tương lai Giáo Hội và tiền đồ dân tộc, Giáo Hội Việt Nam muốn dấn thân trong sự nghiệp giáo dục để thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô cho mọi người cách hiệu quả và thiết thực hơn. Trong tinh thần đó, chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm giáo dục và mọi Kitô hữu Việt Nam hãy chú trọng hơn nữa đến sứ mạng cao cả này, một sứ mạng mang nhiều đặc tính biệt loại so với nền giáo dục xã hội trần thế.
 
Một sứ mạng mang tính phổ cập
 
Cũng như Đức Giêsu được sai đến với muôn dân (xem Lc 4, 18-19), Giáo hội cũng có sứ mạng đem Tin Mừng đến cho mọi người (Mc 16, 15), không phân biệt thành phần, đẳng cấp xã hội hay điều kiện kinh tế. Sứ mạng đó không phải chỉ là sứ mạng của riêng thành phần nào, nhưng bao trùm toàn thể Giáo Hội mọi nơi mọi thời, mỗi cá nhân và mỗi cộng đoàn (x. KTHGD, 1). 
 
Sứ mạng đó bắt đầu bằng công cuộc nhập thế do công đồng Vatican II đề ra. Trước khi truyền đạt đức tin, Giáo Hội có sứ mạng “phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn” (TNGD, 3). Muốn vậy, Giáo Hội cần phải có chỗ đứng trong nền giáo dục của bất kỳ thể chế xã hội nào [...]. 
 
Trong lãnh vực đức tin, có lẽ hình ảnh đẹp nhất để diễn tả nét sinh động của nền giáo dục Kitô giáo là hình ảnh cành nho của Chúa Giêsu (x. Ga 15, 16). Hình ảnh đó đặc biệt rõ nét hơn trong hoạt động của các giáo lý viên. Họ giống như những cành nho gắn liền với thân nho là Chúa Kitô, hút nhựa sống Lời Chúa từ thân cây là Chúa Giêsu để chuyển đến các học viên bằng chứng từ rao giảng và thực thi huấn lệnh Chúa.
 
Theo nghĩa đó, mọi Kitô hữu chúng ta đều là giáo lý viên, bởi vì qua bí tích rửa tội, chúng ta được mời gọi tham gia vào một công trình giáo dục trong đó, theo lời Đức Gioan Phaolô II, “mỗi chúng ta vừa là đích điểm, vừa là khởi điểm của việc huấn luyện: chúng ta càng tự rèn luyện mình, càng có khả năng huấn luyện người khác” (KTHGD 7). Học và dạy cũng là củng cố đức tin cho mình và cho anh chị em mình (x. Lc 22, 31-33). Bao lâu còn là phần tử của Giáo Hội lữ hành, chúng ta còn là học trò và còn là thầy dậy đức tin bằng chứng từ cuộc sống của chúng ta» (Trích Thư chung năm 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 16-21). 
 
Tác giả bài viết: WGPQN
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 28
  • Hôm nay: 9312
  • Tháng hiện tại: 333160
  • Tổng lượt truy cập: 12622872