Trang mới   https://gpquinhon.org

Học hỏi Ad Gentes (Đề tài VIII)

Đăng lúc: Thứ sáu - 18/01/2013 17:47
ĐỀ TÀI VIII
CHU TOÀN TRÁCH NHIỆM TRUYỀN GIÁO
 


Những nét lớn về trách nhiệm truyền giáo cụ thể của chúng ta được vạch ra ở chương 2. Ta cũng có thể bình giải các đòi hỏi ấy nhờ những đoạn khác của sắc lệnh. Đây là những mệnh lệnh từ nay sẽ có giá trị cho khắp mọi nơi:
 
  1. Làm chứng. “Mọi Kitô hữu, dù sống ở đâu, đều phải lấy đời sống và lời nói làm chứng từ để biểu dương con người mới mà họ đã mặc lấy nhờ Phép Rửa và biểu dương sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà họ đã được củng cố nhờ Phép Thêm Sức, để những người khác nhìn thấy những việc lành của họ mà ngơi khen Cha, cũng nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa đích thực của đời sống con người và mối dây liên kết toàn thể cộng đồng nhân loại” (11)
Ngoài ra, có khi trong một thời gian nào đó, hoàn toàn không thể trực tiếp trình bày sứ điệp Tin Mừng. Lúc đó, ít ra các nhà truyền giáo vẫn có thể và phải làm chứng cho lòng bác ái và từ bi của Đức Kitô trong nhẫn nhục, khôn ngoan, đồng thời tin tưởng vững vàng. Như thế là dọn đường cho Chúa và làm cho Ngài hiện diện một cách nào đó".(6)
 
  1. Tình thân hữu. “Để có thể làm chứng về Chúa Kitô một cách hữu hiệu, chính các Kitô hữu phải lấy lòng kính trọng và yêu mến mà liên kết với những người ấy, phải biết coi mình là người thuộc cùng một môi trường sống với họ, phải góp phần vào đời sống văn hóa, xã hội, như những giao tiếp và hoạt động khác nhau trong đời sống nhân bản, lại phải làm quen với những truyền thống dân tộc và tôn giáo của họ: phải sung sướng và kính cẩn khám phá ra những hạt giống lời Chúa tiềm ẩn trong họ” (11)
 
  1. Đối Thoại. “Chính Chúa Kitô đã dò xét tâm hồn con người và đối thoại với họ đúng theo kiểu loài người để dẫn họ tới ánh sáng Thần Linh. Các môn đệ Đức Kitô, đã thấm nhuần sâu xa tinh thần Ngài, cũng phải hiểu biết những người mình đang chung sống, và phải đàm thoại với họ, để bằng việc đối thoại chân thành và nhẫn nại, khám phá ra những điều phong phú mà Thiên Chúa đã rộng ban cho các dân tộc; để rồi cố gắng đem ánh sáng Tin Mừng chiếu soi những phong phú đó, giải thoát chúng và đem chúng về quy phục Thiên Chúa Cứu Độ” (11).
 
  1. Sự phát triển. “Các Kitô hữu phải hoạt động và cộng tác với mọi người khác để mưu tìm một cách tổ chức thích đáng cho lãnh vực kinh tế xã hội. Họ phải  quan tâm đặc biệt đến việc  giáo dục các thiếu nhi và thanh thiếu niên bằng các loại trường học khác nhau; các trường học ấy không những phải được coi như những phương tiện tuyệt hảo để đào tạo và giáo dục giới trẻ Kitô hữu, mà đồng thời còn là một công cuộc phục vụ nhân loại hết sức giá trị, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển để nâng cao nhân phẩm và chuẩn bị những điều kiện sống hợp nhân bản hơn. Ngoài ra, họ còn phải tham gia vào nổ lực của các dân tộc đang cố gắng hoàn thiện các điều kiện sống và củng cố hòa bình thế giới bằng cách chống lại nạn đói, sự dốt nát và bệnh tật”(12).
 
Chúng ta hãy áp dụng tất cả những điều ấy cho các miền truyền giáo xa xôi; mà đồng thời cũng hãy thử áp dụng vào việc truyền giáo ngay trong làng xóm, trong khu phố của ta. Rồi bạn sẽ thấy, rất lý thú.

Tóm tắt

Những nét lớn về trách nhiệm truyền giáo cụ thể của chúng ta được vạch ra ở chương 2. Ta cũng có thể bình giải các đòi hỏi ấy nhờ những đoạn khác của sắc lệnh. Đây là những mệnh lệnh từ nay sẽ có giá trị cho khắp mọi nơi:

1. Làm chứng. “Mọi Kitô hữu, dù sống ở đâu, đều phải lấy đời sống và lời nói làm chứng từ để biểu dương con người mới mà họ đã mặc lấy nhờ Phép Rửa và biểu dương sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà họ đã được củng cố nhờ Phép Thêm Sức, để những người khác nhìn thấy những việc lành của họ mà ngơi khen Cha…” (11). “Ngoài ra, có khi trong một thời gian nào đó, hoàn toàn không thể trực tiếp trình bày sứ điệp Tin Mừng. Lúc đó, ít ra các nhà truyền giáo vẫn có thể và phải làm chứng cho lòng bác ái và từ bi của Đức Kitô trong nhẫn nhục, khôn ngoan, đồng thời tin tưởng vững vàng. Như thế là dọn đường cho Chúa và làm cho Ngài hiện diện một cách nào đó".(6)

2. Tình thân hữu. “Để có thể làm chứng về Chúa Kitô một cách hữu hiệu, chính các Kitô hữu phải lấy lòng kính trọng và yêu mến mà liên kết với những người ấy, phải biết coi mình là người thuộc cùng một môi trường sống với họ, phải góp phần vào đời sống văn hóa, xã hội, như những giao tiếp và hoạt động khác nhau trong đời sống nhân bản, lại phải làm quen với những truyền thống dân tộc và tôn giáo của họ: phải sung sướng và kính cẩn khám phá ra những hạt giống lời Chúa tiềm ẩn trong họ” (11)

3. Đối Thoại. “Chính Chúa Kitô đã dò xét tâm hồn con người và đối thoại với họ đúng theo kiểu loài người để dẫn họ tới ánh sáng Thần Linh. Các môn đệ Đức Kitô …cũng phải hiểu biết những người mình đang chung sống, và phải đàm thoại với họ, để bằng việc đối thoại chân thành và nhẫn nại, khám phá ra những điều phong phú mà Thiên Chúa đã rộng ban cho các dân tộc; để rồi cố gắng đem ánh sáng Tin Mừng chiếu soi những phong phú đó, giải thoát chúng và đem chúng về quy phục Thiên Chúa Cứu Độ” (11).

4. Sự phát triển. “Các kitô hữu phải hoạt động và cộng tác với mọi người khác để mưu tìm một cách tổ chức thích đáng cho lãnh vực kinh tế xã hội. Họ phải  quan tâm đặc biệt đến việc  giáo dục các thiếu nhi và thanh thiếu niên bằng các loại trường học khác nhau; các trường học ấy không những phải được coi như những phương tiện tuyệt hảo để đào tạo và giáo dục giới trẻ Kitô hữu, mà đồng thời còn là một công cuộc phục vụ nhân loại hết sức giá trị, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển để nâng cao nhân phẩm và chuẩn bị những điều kiện sống hợp nhân bản hơn. Ngoài ra, họ còn phải tham gia vào nổ lực của các dân tộc đang cố gắng hoàn thiện các điều kiện sống và củng cố hòa bình thế giới bằng cách chống lại nạn đói, sự dốt nát và bệnh tật”(12).

Chúng ta hãy áp dụng tất cả những điều ấy cho các miền truyền giáo xa xôi; mà đồng thời cũng hãy thử áp dụng vào việc truyền giáo ngay trong làng xóm, trong khu phố của ta.



 

Nguồn tin: Gpquinhon.org
Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 64
  • Khách viếng thăm: 51
  • Máy chủ tìm kiếm: 13
  • Hôm nay: 26311
  • Tháng hiện tại: 236409
  • Tổng lượt truy cập: 12526121