Mục vụ nhà trẻ

Thứ năm - 12/12/2019 21:38

"Đồng hành với người trẻ trong tiến trình hướng tới sự trưởng thành toàn diện” đó là chủ đề của năm phụng vụ 2019-2020. Những “NHÀ TRẺ” là nơi chuẩn bị từ xa cho những “người trẻ tương lai”. Bài viết sau đây rất hữu ích cho những ai làm công tác giáo dục mầm non và được xem như đồng hành với những “người trẻ tương lai”.

MỤC VỤ NHÀ TRẺ
Nữ tu Anne Maria Kim Huệ, SPC

Một vài gợi ý xin gởi đến như những lời thân thương nhất để cùng nhau Mục Vụ Nhà Trẻ.

1


SỨ VỤ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU CHO VIỆC GIÁO DỤC MẦM NON

Việc “Mục Vụ Nhà Trẻ” được nằm gọn trong Sứ Vụ Giáo Dục truyền giáo. Nhìn vào 4 từ trên xem ra công việc rất nhỏ bé… được ít người lưu tâm có khi còn coi thường như việc nhỏ để chim sẻ nó gắp!...
Nhưng trong thực tế qua trải nghiệm với những năm tháng dài được sống với các em trong trường Mầm Non, Mẫu Giáo ở nơi này nơi kia trong Tỉnh Dòng.
Quả thực!
Còn lắm nhiêu khê!... Để đối diện với giai đoạn cháu bước vào đời vì các cháu quá thông minh, thật dễ thương và đầy tế nhị!
Đây là một sứ vụ rất khẩn thiết để chị em chúng ta phải mang nặng trong nghề “yêu mến trẻ”.
Các cháu không hề có tiếng nói, nhưng lại nói với chúng ta nhiều lời nhất.
Xin đơn cử câu chuyện nhỏ của ngày cháu mới đến trường vào giờ ngủ trưa, một Soeur, ngồi canh các cháu ngủ. Bỗng dưng mắt Soeur lim dim muốn ngủ… có một cháu nhỏ lớp chồi đến đập khe khẽ vào tay nói: “Bà ơi! Để cháu lấy chiếu cho bà ngủ…”
Qua nghĩa cử đầy thân ái của một cháu nhỏ như thế, bà cũng không thể ngủ tiếp và mãi suy nghĩ trong đời mình như một chân lý cao cả và đầy thách thức!
Và biết bao nhiêu mẩu chuyện của trẻ như đuốc sáng, như con đường, như mũi tên để chúng ta nhìn vào các cháu như tấm gương soi cho đời mình. Để “Mục Vụ Nhà Trẻ”, chúng ta cũng nên dừng lại trên 3 sứ vụ sau:       

  • Sứ vụ yêu thương

  • Sứ vụ giáo dục

  • Sứ vụ truyền giáo


A – Sứ vụ yêu thương:
Khi các em còn được ấp ủ trong lòng mẹ cho đến khi được ba mẹ dìu dắt đến trường. Các em chỉ toàn đón nhận sự yêu thương, trìu mến từ những người lớn.
Ai là người sẽ thay thế vai trò làm cha, làm mẹ đối với các cháu?
Là Nữ Tu,
Là giáo viên Mầm non,
Chúng ta đến với cháu bằng cả tấm lòng. Một tấm lòng đầy sức mạnh từ bên trong để thấy được các cháu là “Quà tặng” cho chúng ta.
Nói đến “Quà tặng” là nói đến sự quí trọng đầy ắp tình yêu, vì món quà được thêu dệt trong thương yêu.
Chính Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta.
Bổn phận của chúng ta cần xem lại “Món quà” đã được ủy thác trong vòng bàn tay của mình.
Như Chúa Giêsu đã răn dạy các môn đệ của Ngài : “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta” (Lc 18,16).

B – Sứ vụ giáo dục:
Từng nhịp bước, từ tiếng nói, mọi hành vi của cháu sẽ được hình thành qua mẫu người của chính chúng ta, các cháu sẽ họa lại khuôn mẫu đầu tiên trong đời của BÉ:

  • Bé sống ngây thơ

  • Bé có lễ giáo

  • Bé đầy đạo đức

  • Bé rất thông minh

  • Bé nhanh nhẹn

  • Bé chăm chỉ học tập…

Là Nữ Tu,
Là giáo viên,
Điều tiên quyết chúng ta cần giáo dục chính mình trước khi giáo dục các cháu. Chúng ta có trách nhiệm xây dựng và giáo dục các cháu sống có kỷ luật, biết tôn trọng kẻ khác, biết hòa nhập trong môi trường sống, chia sẻ, phục vụ, giữ vệ sinh chung… và tôn trọng của chung.
Tất cả những yếu tố đó thật đơn giản với chúng ta nhưng sẽ tạo nên và thành hình trong tương lai những con người tốt cho xã hội, cho đất nước. Giáo viên biết giáo dục trong yêu thương là giáo viên đã biết yêu thương và giáo dục chính mình, biết thể hiện phong cách đạo đức tốt, tạo nét đẹp đầy nhân bản. Trái tim luôn mở rộng để sống với trẻ một cách tự tin, vui tươi và gieo tràn niềm hy vọng cho cuộc sống trẻ.
Chúng ta “Được mời gọi vun trồng khu vườn thế giới” (ST 2, 15). Con người có trách nhiệm đặc biệt với môi trường sống, nghĩa là mọi tạo vật mà Thiên Chúa đã dựng nên, hầu phục vụ phẩm giá con người và cho cuộc sống của họ. Trong hiện tại và muôn thế hệ mai sau” (ĐGH G.Phaolô II).

C – Sứ vụ truyền giáo:
Là Nữ Tu,
Là giáo viên,
Đến với người cũng như đến với trẻ. Giáo viên gieo rắc cho trẻ một sức sống an bình, yêu thương, nhân ái. Không phân biệt giàu – nghèo, đẹp – xấu, dễ thương hay dễ ghét… Đặc biệt hơn là quan tâm đến các cháu bất hạnh trong đời!
Nhờ sự kiên nhẫn của giáo viên, việc bù đắp tình thương cho các cháu, chúng ta sẽ gặt hái  trong tương lai những bông hoa thật đẹp, thật sáng ngời.
Không những chúng ta đến với trẻ nhưng chúng ta còn đến để gặp gỡ phụ huynh của các cháu như một tương giao để cùng hiểu  và cùng giáo dục. Sự gặp gỡ đó có đủ mọi tầng lớp như tài xế, người giúp việc hoặc vú nuôi, ông bà nội ngoại…
Tất cả đều mang lại một ý nghĩa cho sứ vụ truyền giáo. Nơi đó chúng ta làm nổi bật hình ảnh của Chúa Giêsu và xem đó như một dấu ấn đậm nét về giáo viên đầu đời của cháu.
Vì thế giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc Chăm sóc – giáo dục trẻ, biết quan tâm để mắt dõi theo mọi sinh hoạt diễn tiến trong ngày của cháu.
Trong các trường học giáo viên luôn có áo đồng phục. Điều đó nói lên một sự nghiêm túc, có kỷ cương, nề nếp khi đón tiếp phụ huynh, các cháu. Đó là phong cách tốt đầy tính giáo dục, đậm nét văn minh, có văn hóa sự sống…
Chúng ta, tất cả vì các cháu. Như tựa đề thư chung “Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010” gởi toàn thể cộng đồng Dân Chúa VN: “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”. Đó chính là Sứ mạng cao cả của chúng ta. Vì “Thiên Chúa gần gũi với con người trong những gì sống động nhất, là “người” nhất. Ngài chờ đợi chúng ta từng giây phút, trong hành động, trong công việc hiện tại. Một cách nào đó Ngài ở đầu ngòi bút, ở đầu bút vẽ, ở đầu mũi kim, ở trong tim, trong tư tưởng của ta”( Cha Teilhard de Chardin).
Nguồn : trích từ tập san « Nhịp Cầu Thánh Hiến và Mục Vụ » số 10, trang 89 của Ban Tu Sĩ Giáo Phận Qui Nhơn.

Tác giả bài viết: Nữ tu Anne Maria Kim Huệ, SPC

 Tags: dòng phaolô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập117
  • Máy chủ tìm kiếm77
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay25,032
  • Tháng hiện tại639,789
  • Tổng lượt truy cập28,955,158

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây