Tại sao chúng ta cầu nguyện trước bữa ăn?

Thứ sáu - 29/11/2019 21:00


Truyền thống xưa

Tại sao chúng ta cầu nguyện khi ăn? Vì xét như là một cộng đoàn đức tin, chúng ta đã biết đến điều này từ rất lâu.

Thói quen cầu nguyện khi ăn có rất lâu đời trong truyền thống đức tin của chúng ta. Người Do Thái đã cầu nguyện trên bữa ăn của mình, ngay cả trước thời Đức Giêsu – người cầu nguyện trên của ăn vào Buổi Tối Cuối Cùng và vào lúc hóa bánh ra nhiều.

Người Do Thái làm thế là để tạ ơn vì của ăn và đất đai mà Thiên Chúa đã ban cho họ.

Trong sách Đệ Nhị Luật 8,10 ta thấy một lệnh truyền rất xưa được ban cho ông Môisê bảo phải cầu nguyện khi ăn: “Anh (em) sẽ được ăn, sẽ được no nê và sẽ chúc tụng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), vì miền đất tốt tươi mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em)”. Người Do Thái hiện nay gọi kinh này là Birkat HaMazon (“Lời chúc tụng trên của ăn”).

Theo truyền thống này, cũng như theo thói quen của Đức Giêsu, các Kitô hữu sơ thời đã cầu nguyện trước bữa ăn. Vài giáo phụ sơ thời đã trích dẫn nhu cầu dâng lời kinh nguyện trước bữa ăn như là một phần của ý muốn thờ phượng Chúa. Chẳng hạn như giáo phụ Tertullianô, sống và viết vào đầu thế kỷ thứ III, đã ghi chú trong tập khảo luận “Về lời cầu nguyện” của mình rằng: “Là tín hữu thì không được ăn … trước khi cầu nguyện; vì lương thực tâm hồn phải ưu tiên hơn thể xác, và những sự trên trời thì ưu tiên hơn sự việc trần thế” (Chương 25).

Lời tạ ơn của một Đức giáo hoàng

Lời kinh quen thuộc của chúng ta hiện nay – “Lạy Chúa, xin chúc lành cho chúng con” – có từ thời cuốn Cử hành các bí tích Gelasiô (Sacramentarium Gelasianum), được gọi theo tên Đức giáo hoàng Gelasiô, người dẫn dắt Giáo Hội vào cuối thế kỷ V, những không phải là người viết cuốn sách phụng vụ này.

Tuy nhiên, cuốn sách này ít nhất có từ thế kỷ VIII và nguồn gốc của kinh nguyện này có trong đó.

Dầu ngắn, nhưng kinh này có 3 trong 4 thể loại kinh chính yếu sau đây: biết ơn, cầu khẩn, ca tụng và ăn năn. Ta có thể tách lời kinh cầu nguyện trước bữa ăn thành những phần sau đây:

Cầu xin: “Lạy Chúa, xin Chúa chúc lành cho chúng con
Biết ơn: “và những của ăn này do lòng rộng rãi Chúa ban cho chúng con hưởng dùng
Ca tụng: “nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.”

Lời kinh trong tiếng Latinh là: “Benedic Domine, nos et hæc tua dona quæ de tua largitate sumus sumpturi. Per Christum Dominum nostrum. Amen.”

Chỉ vài lời ngắn ngủi nhưng nhiều ý nguyện. Tự điển phụng vụ mô tả lời nguyện trước bữa ăn như là “sự cầu xin phúc lành của Thiên Chúa trên thức ăn và nhóm người đang hiện diện, cùng với sự biết ơn Thiên Chúa vì ân huệ của Ngài và nói lên sự tùy thuộc hoàn toàn của chúng ta đối với Thiên Chúa đến ngay cả việc ăn uống …. Như vậy bữa ăn trở thành một hành động phụng tự.”

Bữa ăn trong tương quan với thánh lễ

Lời kinh trước bữa ăn đơn giản của chúng ta, được đọc trong bối cảnh gia đình, cũng theo mẫu phụng tự thánh lễ trong nhà thờ: những lời kinh ngợi khen, cầu khẩn và biết ơn; những cách diễn tả sự tùy thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa; ý muốn làm những điều tốt hơn khi chúng ta được bổ dưỡng bằng của ăn thánh. Rồi thì, sau khi được ăn no và bổ dưỡng, chúng ta ra khỏi nhà thờ để mang sự thờ phượng Thiên Chúa vào trong đời sống hằng ngày.

Lời kinh trước bữa ăn nối kết chúng ta với lời kinh hằng ngày không bao giờ dứt của Giáo Hội và nhắc nhớ về bữa ăn thánh mà Đức Giêsu để lại cho chúng ta, được chia sẻ trong cộng đoàn, cho đến khi Ngài lại đến. Đọc kinh trước bữa ăn đặt chúng ta trước sự hiện diện của Thiên Chúa, nhắc nhớ chúng ta về vị trí của mình trong sáng tạo: chúng ta là những quản gia và là môn đệ Chúa.

Patricia Kasten

 

Tác giả bài viết: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ

 Tags: kinh cầu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay20,108
  • Tháng hiện tại63,399
  • Tổng lượt truy cập29,042,937

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây