Trang mới   https://gpquinhon.org
Kinh Thánh
 
Ai vác thập giá: Chúa Giêsu hay ông Simon?

Ai vác thập giá: Chúa Giêsu hay ông Simon?

Đăng lúc: 19:06 - 21/03/2015

Khi đọc các sách Tin Mừng, chúng ta có khuynh hướng tự nhiên là đồng bộ hóa cả bốn bản văn viết về cuộc đời Chúa Giêsu. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ lưỡng hơn, ta sẽ thấy rằng có nhiều chi tiết không ăn khớp với nhau. Chẳng hạn, ai vác thập giá của Chúa Giêsu?

Gia Đình Chúa Giêsu theo tường thuật của các Tin Mừng

Gia Đình Chúa Giêsu theo tường thuật của các Tin Mừng

Đăng lúc: 18:49 - 10/03/2015

Chúa Giêsu được mô tả như là một thành phần của một gia đình mở rộng và gia đình đó lại thuộc về một hệ thống rộng lớn hơn: những cuộc tiếp xúc của Chúa Giêsu diễn ra “nơi xã hội và không gian Ngài đang sống: nhà, sân, và làng. Đây cũng là nơi Chúa Giêsu lớn lên – Ngài là một thành phần của một gia đình, một làng, một nhóm người cùng họ”(Moxnes, trang 32). Cái gia đình mở rộng và có nhiều tầng lớp này đã góp phần hun đúc nên con người Đức Giêsu.

Thảo dược thời Chúa Giêsu

Thảo dược thời Chúa Giêsu

Đăng lúc: 18:16 - 25/02/2015

Người ta cho biết rằng thuốc dùng trong thời Chúa Giêsu ảnh hưởng nhiều bởi tiêu chuẩn y dược của Hy Lạp (*). Người Hy Lạp đã cách mạng hóa khái niệm và cách áp dụng thuốc, cũng ảnh hưởng người La Mã thời Chúa Giêsu. Đa số thuốc Hy Lạp liên quan 4 loại chất lỏng, hoặc “thể dịch” (humor), trong cơ thể con người (máu, đờm, mật đen, và mật vàng). Đa số thuốc dùng trong thời đó liên quan việc thay đổi mức độ các chất lỏng.

Năm Mùi vui chuyện Dê trong Kinh Thánh

Năm Mùi vui chuyện Dê trong Kinh Thánh

Đăng lúc: 17:44 - 12/02/2015

Ngay cuốn sách đầu tiên là Sáng thế ký đã nhắc đến con dê, và rải rác các sách khác cũng có nói về dê, kể cả trong Tân Ước. Tuy dê không được Kinh Thánh coi trọng bằng bò tơ, cừu đực, nhưng cũng nói đến nhiều. Chúng tôi bắt đầu chuyện dê đầu tiên trong Sáng thế ký.

Nền tảng ly dị trong Tin Mừng Matthêô

Nền tảng ly dị trong Tin Mừng Matthêô

Đăng lúc: 18:02 - 05/02/2015

Sự khác biệt giữa các giáo huấn về ly dị trong Matthêô và phần còn lại của Tân Ước đã gây nên mối căng thẳng trong Giáo Hội Kitô giáo suốt nhiều thế kỷ. Truyền thống Công giáo Tây phương ngay từ sơ thời đã giải thích ‘mệnh đề ngoại lệ’ của Tin Mừng Matthêô như là sự cho phép vợ chồng ly thân hợp pháp mà không cho phép tháo gỡ mối hôn nhân đã được Thiên Chúa kết hợp để tái hôn với người khác. (Lm. Jack Mahoney SJ)

Bài đọc Tin Mừng năm B: Thánh Marcô lên tiếng

Bài đọc Tin Mừng năm B: Thánh Marcô lên tiếng

Đăng lúc: 17:53 - 17/01/2015

Năm phụng vụ mới trong Giáo Hội bắt đầu với Mùa Vọng. Đồng thời, chúng ta bắt đầu nghe một tiếng nói mới trong các bài Tin Mừng Chúa Nhật. Sau một năm đều đặn lắng nghe Thánh Matthêu trong các Chúa Nhật (năm A), giờ đây chúng ta chuyển sang Thánh Marcô. Xem ra đây chỉ là sự thay đổi đơn giản. Nhưng giống như trong cuộc sống, điều thoạt đầu tưởng như đơn giản hóa ra lại không dễ dàng trong thực tế.

Bò Lừa tại Hang Đá Bêlem là dấu chỉ của những mầu nhiệm sâu xa

Bò Lừa tại Hang Đá Bêlem là dấu chỉ của những mầu nhiệm sâu xa

Đăng lúc: 19:38 - 26/12/2014

Hai loài thú khác nhau này xuất hiện thường xuyên trong các bức tranh thời trung cổ của Công giáo về Chúa Giáng Sinh và cũng xuất hiện trong hầu hết các biểu tượng về Giáng Sinh đầu tiên của giáo hội Chính Thống. Tuy nhiên, chúng đã không được đề cập trong các bài tường thuật Tân Ước. Thế nhưng, trong một của những cảnh Giáng Sinh cổ nhất được biết đến, chúng ta thấy Chúa Hài Đồng nằm quấn trong khăn và được hộ vệ, không phải bởi Đức Mẹ và Thánh Giuse, nhưng bởi con bò nằm kế đầu Ngài và con lừa nằm dưới chân Ngài.

Gia phả Chúa Giêsu trong Tin Mừng Vọng Giáng Sinh

Gia phả Chúa Giêsu trong Tin Mừng Vọng Giáng Sinh

Đăng lúc: 17:58 - 17/12/2014

Nếu thường tham dự thánh lễ Vọng Giáng Sinh, bạn sẽ thấy chán ngắt khi nghe công bố đoạn Tin Mừng dành cho ngày phụng vụ đặc biệt này: “Abia sinh Asa; Asa sinh Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia …” Bản danh sách dài các tên tuổi cứ thế mà nối đuôi nhau, đôi khi tưởng chừng như không dứt. Tại sao Giáo Hội lại bắt các tín hữu phải chịu đựng bản gia phả này trong khi có thể nghe một câu chuyện giáng sinh khác thú vị hơn, sống động hơn?

Thánh Giuse có hai người cha?

Thánh Giuse có hai người cha?

Đăng lúc: 20:36 - 13/12/2014

Bạn có biết ông nội của Chúa Giêsu là ai không? Chỉ có hai bản văn Tin Mừng Luca và Matthêô nói cho chúng ta biết điều đó. Tuy nhiên, họ lại đưa ra những cái tên khác nhau cho người cha của Thánh Giuse: Hêli và Giacóp. Vậy thì ai có lý? Chẳng nhẽ Thánh Giuse có đến hai người cha?

Chúa Giêsu Giáng Sinh Vào Năm Nào?

Chúa Giêsu Giáng Sinh Vào Năm Nào?

Đăng lúc: 18:00 - 11/12/2014

Có thể người ta vẫn nghĩ là Chúa Giêsu giáng sinh năm 0 (năm Không, năm Zero) – khoảng giao niên giữa năm 1 trước công nguyên (TCN) và năm 1 sau công nguyên (SCN), nói chung là khoảng năm 6-7 TCN. Chứng cớ từ Kinh Thánh và các Giáo phụ cũng khác nhau. Chắc chắn không phải là năm 0 (zero). Chứng cớ cho thấy Chúa Giêsu cũng không sinh năm 1. Đó là điều khá ngạc nhiên, vì chúng ta thường dùng những con số có số 0, nhưng số 0 không là khái niệm để tính năm.

Những hiểu biết về Đức Giêsu

Những hiểu biết về Đức Giêsu

Đăng lúc: 18:02 - 05/12/2014

Các Kitô hữu tiên khởi không hề đặt ra vấn đề về ngày tháng và năm sinh của Đức Giêsu. Việc hai thánh sử Mát-thêu (2,1tt) và Luca (1,5) trình thuật Đức Giêsu được sinh ra dưới thời Hê-rô-đê đại đế còn trị vì là một điều khả tín. Vì thế, Đức Giêsu rất có thể được sinh ra vào giữa các năm thứ 7 và 4 trước Công Nguyên

Có thật là phải chìa má này nếu bị vả má kia? (Mt 5, 39)

Có thật là phải chìa má này nếu bị vả má kia? (Mt 5, 39)

Đăng lúc: 20:09 - 02/11/2014

Sự thật là Chúa Giêsu đang sử dụng một mánh giảng dạy thông thường của các thầy rabbi, lối nói “thậm xưng” để nhấn mạnh một điểm quan trọng. Ngài không có ý muốn nói câu ấy theo nghĩa đen, nghĩa mặt chữ. Thực tế, Chúa Giêsu cũng đã sử dụng lối nói này trong suốt Bài giảng trên núi. Một vài ví dụ khác thuộc lối nói này ngay trong Bài giảng trên núi:

Tình Yêu Và Hôn Nhân Trong Thánh Kinh

Tình Yêu Và Hôn Nhân Trong Thánh Kinh

Đăng lúc: 21:14 - 12/09/2014

“Trời còn có bữa sao quên mọc” nhưng nhân gian không bao giờ vắng bóng tình yêu. Chính tình yêu là một phần không thể thiếu làm nên bản thể con người. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, dù đã có rất nhiều người nói về tình yêu nhưng hầu như không ai lột tả một cách trọn vẹn bộ mặt huyền nhiệm của nó. Thánh kinh đề cập chuyện tình yêu không chỉ dưới khía cạnh con người mà còn đặt trong ánh sáng mạc khải...

Hai phép lạ nuôi ăn?

Hai phép lạ nuôi ăn?

Đăng lúc: 03:08 - 01/08/2014

Và có thể đây là lý do tại sao Luca và Gioan không tường thuật phép lạ thứ hai này: vì giới hạn không gian trên các cuốn sách thời cổ xưa, chỉ cần viết đủ trên một cuộn giấy, nên họ quyết định chỉ ghi lại một phép lạ thuộc loại này và chọn phép lạ có ấn tượng hơn cả. Nhưng cho dù việc hóa bánh ra nhiều rất diệu kỳ đã được thực hiện trước đó rồi nhưng điều gì được thực hiện ở một quy mô lớn thì nó vẫn còn gây ấn tượng đấy chứ! Chính vì thế mà Thánh Matthêô và Marcô đã chọn cách ghi lại nó.

Tôn giáo vào thời Chúa Giêsu

Tôn giáo vào thời Chúa Giêsu

Đăng lúc: 18:56 - 15/07/2014

Trong khi dưới ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp và quyền lực thống trị của Đế Quốc Roma, người Do Thái sống ở Palestine không phải là một dân tộc thống nhất, hết mình vì sự đoàn kết tôn giáo và quốc gia. Vẫn luôn có sự khác biệt giữa họ về thái độ đối với lề luật Do Thái hay đền thờ. Trong bối cảnh này, chúng ta hãy xem xét vài nhóm người mà Chúa Giêsu thường hay đối thoại công khai.

  Trang trước  1 2 3 4 5 6 7 8 9  Trang sau
 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 34
  • Khách viếng thăm: 18
  • Máy chủ tìm kiếm: 16
  • Hôm nay: 6651
  • Tháng hiện tại: 151628
  • Tổng lượt truy cập: 12441340