Cầu nguyện sẽ đem lại cho bạn sự cao quý như vua Đavít đã từng làm

Thứ năm - 25/06/2020 22:12
Bài giáo lý của Đức Thánh cha Phanxicô vào sáng thứ tư hàng tuần, tại thư viện Tông tòa Vatican, 24/06/2020. Hôm nay ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, chủ đề: Lời cầu nguyện của Đavít.
 

Anh chị em thân mến,

Trong lộ trình của những bài giáo lý về cầu nguyện, hôm nay chúng ta gặp vua Đavít. Được Thiên Chúa yêu quý từ khi còn trẻ, Đavít được chọn dành cho một sứ mạng duy nhất, đóng vai trò trung tâm trong lịch sử của dân Thiên Chúa và đức tin của chính chúng ta. Trong các Tin mừng, nhiều lần Chúa Giêsu được gọi là “con Vua Đavít”. Thật vậy, giống như Đavít, Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem. Theo lời hứa, Đấng Mêsia sẽ xuất hiện từ dòng dõi của Đavít : Một vị Vua hoàn toàn theo tình yêu của Thiên Chúa, vâng phục hoàn toàn đối với Cha, Người đã hành động cách trung thành chương trình cứu rỗi của mình (x. GLCG, 2579)

Câu chuyện của Đavít bắt đầu trên những ngọn đồi quanh Bêlem, nơi ông chăn thả đàn chiên của cha là Giêsê. Đavít lúc bấy giờ vẫn còn là một cậu bé, người con út trong các anh em. Đến nỗi khi tiên tri Samuel, theo lệnh của Chúa, lên đường đi tìm vị vua mới, dường như cha của ông đã quên mất đứa con trai bé nhỏ đó của mình (x. 1Sam 16, 1-3). Đavít làm việc ngoài đồng: chúng ta có thể nghĩ ông như là người bạn của gió, của âm thanh tự nhiên, của những tia nắng mặt trời. Ông chỉ có một người bạn đồng hành để an ủi tâm hồn mình: cây đàn thập lục; và trong những tháng ngày đầy cô độc, ông thích chơi đàn và ca ngợi Chúa của mình. Ông còn chơi với cây ná bắn chim. 

Vì thế, trước hết Đavít là người chăn cừu: một người chăm sóc động vật, bảo vệ chúng khỏi những nguy hiểm bất chợt, chăm lo cho chúng từng miếng ăn. Theo ý muốn của Chúa, Đavít sẽ phải chăm sóc dân chúng, điều đó không khác gì so với những việc ông đang làm. Đây là lý do tại sao hình ảnh người mục tử thường được tái diễn trong Kinh Thánh. Chúa Giêsu cũng khẳng định Ngài là “mục tử nhân lành”, cách cư xử của Ngài khác với những kẻ làm thuê; Ngài hiến mạng sống mình cho đoàn chiên, hướng dẫn chúng, biết tên từng con một (x. Ga 10,11-18).

Đavít đã học được rất nhiều điều từ cái nghề trước đây của mình. Vì vậy, khi tiên tri Nathan trách mắng vì tội lỗi nặng nề của ông (x. 2Sam 12,1-15), Đavít đã hiểu ngay rằng ông là một mục tử xấu, vì ông đã coi thường người đàn ông khác là con chiên duy nhất mà ông từng yêu thương, ông không còn là một người tôi tớ khiêm nhường nữa, nhưng là một kẻ bệnh hoạn về quyền lực, một kẻ săn trộm, giết người và cướp bóc. 

Đặc điểm thứ hai hiện diện trong ơn gọi của Đavít đó là tâm hồn thi sĩ của ông. Từ quan sát nhỏ này cho phép chúng ta suy luận rằng Đavít không phải là một con người thô tục, như thường thấy nơi những cá nhân bị buộc sống cách ly xã hội một thời gian dài. Trái lại ông là một người nhạy cảm, yêu thích âm nhạc và ca hát. Cây đàn thập lục mãi là người bạn đồng hành của ông: thỉnh thoảng dùng dâng lên chúa một bài thánh ca hoan hỉ (x. 2Sam 6,16), có lúc dùng để bày tỏ một lời thở than hay xưng thú tội lỗi của mình (x. Sal 51,30).

Thế giới trước mặt ông không phải là một khung cảnh im lặng: khi mọi thứ được làm sáng tỏ trước mắt, ông đã nhận thấy được một mầu nhiệm lớn hơn. Lời cầu nguyện thực sự đã nảy sinh từ đó: từ niềm xác tín rằng cuộc sống không phải là cái gì đó lướt qua trên chúng ta nhưng là một mầu nhiệm đáng kinh ngạc, gây cảm hứng cho thơ ca, âm nhạc, lòng biết ơn, ngợi khen hoặc than khóc và cầu xin trong chúng ta. Khi một người thiếu đi chiều kích thơ ca, linh hồn người đó bị khập khiễng. Do đó truyền thống muốn rằng Đavít là một nghệ nhân vĩ đại của những tác phẩm thánh vịnh. Ngay từ đầu nhiều người thường đưa ra tham chiếu rõ ràng về vị vua của Israel, và một số sự kiện ít hay nhiều đều cao quý trong cuộc đời của ông. 

Do đó, Đavít có một giấc mơ: đó là trở thành một người mục tử tốt. Đôi lần ông tỏ ra là người sống với nhiệm vụ này, có lúc thì kém đi; Tuy nhiên điều quan trọng, trong bối cảnh của lịch sử cứu độ, ông là lời tiên tri cho một vị Vua khác, ông chỉ là người loan báo và tiên trưng cho người đó.

Chúng ta hãy nhìn vào Đavít, nghĩ về ông. Vị thánh và tội nhân, bị bách hại và là người bách hại, là nạn nhân và kẻ giết người, đây là một trái nghịch. Đavít cùng lúc có tất cả những điều này. Và chúng ta cũng thường có những trái ngược trong cuộc sống của mình; trong mưu toan của kiếp sống, tất cả mọi người thường phạm tội không nhất quán. Chỉ có một sợi chỉ đỏ, trong cuộc sống của Đavít, đem lại sự thống nhất cho tất cả những gì đã xảy ra: lời cầu nguyện của ông. Đó là tiếng kêu không bao giờ bị dập tắt. Đavít thánh thiện, ông cầu nguyện; Đavít tội nhân, ông cầu nguyện; Đavít bị bách hại, ông cầu nguyện; Đavít bách hại, ông cầu nguyện; Đavít là nạn nhân, ông cầu nguyện. Ngay cả khi Đavít là kẻ giết người, ông cầu nguyện. Đây là sợi chỉ đỏ của cuộc sống. Một con người cầu nguyện. Đó là âm thanh không bao giờ bị lịm tắt: cho dù nó mang âm điệu của niềm hớn hở hoặc là thở than, thì luôn luôn là lời cầu nguyện, chỉ thay đổi giai điệu. Và Đavít làm như thế để dạy chúng ta biết đem mọi sự vào trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa: niềm vui cũng như tội lỗi, tình yêu cũng như đau khổ, tình bạn cũng nhiều nhưng bệnh tật cũng nhiều. Tất cả có thể trở thành lời nói hướng đến người “Bạn”, là người luôn lắng nghe chúng ta.

Đavít, người đã biết cô độc, nhưng trong thực tế, chưa bao giờ cô đơn! Tóm lại đây là sức mạnh của cầu nguyện nơi tất cả những người dành khoảng trống cho cuộc sống của họ. Cầu nguyện sẽ đem lại cho bạn sự cao quý, và Đavít thì cao quý nhờ cầu nguyện. Nhưng ông là một kẻ giết người biết cầu nguyện, biết tự ăn năn nhờ đó sự cao quý trở lại nhờ cầu nguyện. Cầu nguyện đem lại cho chúng ta sự cao quý: nó có khả năng bảo đảm mối quan hệ với Thiên Chúa, là bạn đồng hành thực sự với con người, giữa những gian truân của cuộc sống, giữa những điều tốt hay tồi tệ : hãy luôn cầu nguyện. Lạy Chúa, con cám ơn Chúa. Lạy Chúa, con lo sợ. Xin Chúa giúp đỡ con. Xin tha thứ cho con lạy Chúa. Đó là sự tín thác hoàn toàn của Đavít, khi ông bị truy sát và phải chạy trốn, ông không để người nào bênh vực ông: “Nếu như Chúa của tôi làm tôi bẽ mặt như vậy, thì Ngài biết”, vì sự cao quý của cầu nguyện đặt chúng ta trong bàn tay của Thiên Chúa. Đôi tay bị tổn thương vì tình yêu: đôi tay duy nhất an toàn mà chúng ta có.

Tác giả bài viết: Giuse Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập125
  • Máy chủ tìm kiếm76
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay14,730
  • Tháng hiện tại629,487
  • Tổng lượt truy cập28,944,856

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây