"O Adonai": Lịch sử cứu độ trong bốn dòng

Thứ năm - 17/12/2020 18:00
O Adonai, et Dux domus Israel, qui Moysi trong igne flammae rubi apparuisti, et ei trong Sina legem depisti: veni ad redimendum nos in brachio extento. 

Ôi lạy Chúa, Đấng hướng dẫn nhà Israel, Đấng đã xuất hiện cho Môse nơi bụi gai rực lửa và ban cho ông Lề luật ở Sinai: Xin hãy đến cứu độ chúng con bằng cánh tay rộng mở của Ngài.

“Adonai”, trong tiếng Do thái nghĩa là “Thiên Chúa”, từ này xuất hiện trong Cựu ước chừng 450 lần. Bài thánh ca thứ hai, trong bốn dòng nhạc ngắn, duyệt lại toàn bộ lịch sử cứu độ. Dòng đầu tiên nhắc chúng ta nhớ rằng dân tộc Israel là dân được tuyển chọn, được chính Thiên Chúa dẫn dắt, Ngài là Đấng Sáng Tạo, là điểm tựa vững bền. Hình ảnh Môsê và lửa cháy trong bụi gai ở dòng thứ hai, gợi lại toàn bộ câu chuyện nô lệ và xuất hành khỏi Aicập của dân Israel. Lề luật hay 10 điều răn lôi kéo chúng ta đi vào trong chính mối tương quan sống động với Chúa và với người khác. Và cuối cùng, sự cứu chuộc bằng cánh tay dang rộng tất nhiên khiến chúng ta nghĩ đến thập giá.

Hôm nay, Giáo hội và toàn thể các tín hữu cùng kêu lên Chúa của mình là “Adonai”. Tất nhiên, mùa vọng là thời gian đợi chờ, nhưng đó cũng là mùa hoán cải. Đây là lý do tại sao Phụng vụ mang màu tím. Và bài thánh ca nhắc chúng ta về thực tại này:  Chúng ta là những kẻ tội lỗi. Chúng ta đã xúc phạm đến Thiên Chúa, và vì thế, chúng ta cần một vị cứu tinh. Chúng ta đợi chờ với lòng sám hối vì biết rằng Thiên Chúa của chúng ta sẽ đến, Ngài là Đấng thánh, vô tỳ tích, như hài nhi được Trinh nữ sinh ra.

Chúng ta nhớ lại lời tiên tri Isaia: “ĐỨC CHÚA là vị thẩm phán của chúng ta, ĐỨC CHÚA là nhà lập pháp của chúng ta, ĐỨC CHÚA là vua của chúng ta, chính Người sẽ cứu độ chúng ta” (Is 33,22). Kinh thánh rất dồi dào những ý niệm về sám hối và hy vọng tràn trề. Chúng ta gặp thấy những điều đó nơi các tiên tri và trong các thánh vịnh. Những nỗi buồn vì tội lỗi chúng ta, nhưng luôn tín thác vào lòng thương xót của Chúa. Thánh Leo Cả đã giảng về Đấng cứu thế vào ngày lễ Giáng sinh năm 452 : trong cùng việc thụ thai và sinh ra, Chúa Giêsu Kitô đã xuất hiện. Nơi người có cả thiên tính (làm nên những điều kỳ diệu) và nhân tính (chịu đau khổ).

Vị Thiên Chúa này là ngôi sao đã được tiên báo, là Đấng mà các mục đồng đã vội vã đến chiêm ngắm, là Đấng mà các đạo sĩ đã vội vã lên đường để tỏ lòng tôn kính. Hài nhi Kitô nằm trong máng cỏ là Đấng cứu độ thực sự như lời thánh Phaolô đã viết : “Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giêsu Kitô là Chúa" (Phil 2,10-11).

Niềm tin của chúng ta không có gì khác hơn là tin vào con người Đức Giêsu Kitô, Chúa và là Adonai của chúng ta. Sự kết hợp giữa Thiên Chúa và con người, như thánh Leo đã diễn tả, là một mầu nhiệm mà chúng ta cần phải chiêm ngắm. Và như tiên tri Isaia cũng như các thánh trước đây, chúng ta cũng kêu lên Thiên Chúa, Đấng đang đến, bám lấy ngài trong niềm tin và hy vọng, khi chờ đợi Đấng Cứu độ chúng ta. Lạy Chúa, hãy đến để giải thoát chúng con.

 

Tác giả bài viết: G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

Nguồn tin:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay22,419
  • Tháng hiện tại70,840
  • Tổng lượt truy cập29,050,378

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây