Trang mới   https://gpquinhon.org

Đề tài học hỏi tháng 6 (Tuần III)

Đăng lúc: Thứ năm - 13/06/2013 16:51
 
NHỮNG TỘI NGHỊCH ĐỨC TIN
 
 
(Sách giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, các số 644, 1381, 2088- 2089)
Các tội nghịch đức tin kitô giáo cách trực tiếp nhất là không tin, lạc giáo, bội giáo, ly giáo và hoài nghi.



Bội giáo:
  • Nếu lạc giáo là việc người tín hữu phủ nhận một chân lý đức tin nào đó, thì theo Giáo Luật điều 751, bội giáo là việc họ khước từ toàn bộ đức tin đã lãnh nhận.
     
  • Trong lịch sử Giáo Hội, ngay từ thời các tông đồ, người ta đã thấy bội giáo được nhắc đến lần đầu tiên trong 1Ga 2, 18-19: “…Anh em đã nghe biết là tên phản Kitô sẽ đến; thế mà giờ đây nhiều tên phản Kitô đã xuất hiện. Do đó, chúng ta biết được rằng đây là giờ cuối cùng. Chúng xuất thân từ hàng ngũ chúng ta, nhưng không phải là người của chúng ta; vì nếu là người của chúng ta, chúng đã ở lại với chúng ta”.
     
  • Đặc biệt trong thời kỳ bách hại, nhiều người đã vì sợ đau đớn và sợ chết mà chối bỏ đức tin. Họ đã chối bỏ đức tin không phải cách kín đáo, nhưng cách công khai bằng cách dâng hương tế thần hoặc dâng hy lễ cho các tượng thần.
     
  • Cũng có thể xảy ra trường hợp một Kitô hữu chối bỏ hoàn toàn đức tin đã lãnh nhận, nhưng cách âm thầm, không biểu lộ ra bên ngoài. Như vậy, cho dù người ấy không bị liệt kê vào số những người chối đạo theo giáo luật, nhưng đối với lương tâm và trước mặt Thiên Chúa, họ thật sự là người bội giáo.
     
  • Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, tội chối đạo, nhất là khi được biểu lộ ra bên ngoài, luôn luôn được coi như một trong những tội nặng nhất, đến độ trong thư gởi tín hữu Do thái không chấp nhận việc hối cải và hòa giải cho những người bội giáo: “Quả thật, những kẻ đã một lần được chiếu sáng, đã được nếm thử ân huệ bởi trời, đã được thông chia Thánh Thần, đã được thưởng thức Lời tốt đẹp của Thiên Chúa và được cảm nghiệm những sức mạnh của thế giới tương lai, những kẻ ấy mà sa ngã, thì không thể được đổi mới một lẫn nữa để sám hối ăn năn, vì họ đã tự tay đóng đinh Con Thiên Chúa vào thập giá một lần nữa và đã công khai sỉ nhục Người” (Dt 6, 4-6). Thái độ cứng rắn của thư gởi tín hữu Do thái cho ta thấy: chối đạo hay bỏ đạo là một tội rất nặng. Do đó, trong các thế kỷ đầu, tội bội giáo, cùng với tội sát nhân và ngoại tình, được liệt vào số những tội đầu và người phạm những tội này phải bị khai trừ khỏi cộng đoàn, vì “nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta” (2Tm 2,12).
     
  • Ngày nay, theo Giáo luật, điều 1364, triệt 1, người bội giáo bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết, vì khi phạm tội đó họ đã tự ý và đương nhiên lìa bỏ cộng đoàn.
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Bá Trung
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 41
  • Khách viếng thăm: 37
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 11043
  • Tháng hiện tại: 178590
  • Tổng lượt truy cập: 12468302