Trang mới   https://gpquinhon.org

Đề tài học hỏi tháng 9 (tuần III)

Đăng lúc: Thứ ba - 10/09/2013 22:39

GIÁO DỤC ĐỨC TIN VÀ VIỆC DẠY GIÁO LÝ
(Sách giáo lý của Hội Thánh Công giáo, các số 4-6; 1656, 2225-2226)
 

II. VAI TRÒ CỦA GIÁO LÝ VIÊN

1. Tài liệu Hướng dẫn của Thánh bộ Giáo sĩ năm 1997 đã nhắc đến ở trên trình bày về vai trò của giáo lý viên như sau:

“Dù xử dụng bất kỳ phương pháp đã được chứng nghiệm bằng thực hành nào đi chăng nữa thì giáo lý viên cũng vẫn phải đầu tư làm việc trong mọi giai đoạn của tiến trình giảng dạy giáo lý.

“Đặc sủng của Chúa Thánh Thần, một đời sống tâm linh vững chắc, một chứng tá đời sống trong sáng là linh hồn của tất cả mọi phương pháp và chỉ có những đức tính nhân bản và Kitô giáo của giáo lý viên mới bảo đảm việc xử dụng tốt các bản văn và các dụng cụ làm việc khác.

Giáo lý viên tự thân là trung gian tạo điều kiện cho sự hiệp thông giữa con người với mầu nhiệm Thiên Chúa, giữa người với người, giữa người với cộng đoàn. Vì thế giáo lý viên phải làm sao để tầm nhìn văn hóa, hoàn cảnh xã hội và cách sống của mình không cản trở hành trình đức Tin, bằng cách tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, đón nhận và đào sâu sứ điệp Kitô giáo.

Giáo lý viên không được quên rằng sự gắn bó của con người là hoa trái của ân sủng và tự do; việc quan trọng là hoạt động của giáo lý viên phải luôn được lòng tin vào Thánh Thần và đời sống cầu nguyện nâng đỡ.

Sau cùng mối tương quan giữa giáo lý viên và người học giáo lý rất là quan trọng. Mối tương quan ấy phải được ghi đậm dấu ấn của lòng yêu mến giáo dục, của tính sáng tạo độc đáo, của sự thích ứng và đồng thời của lòng tôn trọng sự tự do và sự trưởng thành của người học giáo lý.

Bằng sự đồng hành khôn ngoan, giáo lý viên chu toàn một trong những công việc phục vụ quí báu nhất của hoạt động giáo lý: giáo lý viên mời gọi người học giáo lý nhận ra ơn gọi mà Thiên Chúa dành cho họ” (tlđd, số 156).

2. Theo Tài liệu Hướng dẫn của Thánh bộ Phúc Âm hóa các dân tộc năm 1992, (số 3) thì Giáo lý viên là “những giáo dân có trình độ và đời sống đạo hạnh, dưới sự hướng dẫn của nhà truyền giáo, hiến thân lo giảng dạy giáo lý Tin Mừng và tổ chức các cử hành phụng vụ cũng như các việc bác ái” (Giáo luật khoản 785, 1).

3. Định nghĩa trên của Tài liệu Hướng dẫn của Thánh bộ Phúc Âm hóa các dân tộc năm 1992, phù hợp với quan điểm của Hội nghị khoáng đại năm 1970 của Thánh bộ này: “Giáo lý viên  là một giáo dân được Giáo hội đặc cử, tùy theo nhu cầu địa phương, để làm cho Chúa Kitô được nhận biết, yêu mến và noi theo, nơi những người chưa biết Chúa cũng như nơi các tín hữu”
 
Tác giả bài viết: Lm. Phêrô Võ Thanh Nhàn
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 36
  • Khách viếng thăm: 29
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 10923
  • Tháng hiện tại: 18554
  • Tổng lượt truy cập: 12308266