Trang mới   https://gpquinhon.org

Giáo huấn 21 : Đào tạo các nhân đức căn bản

Đăng lúc: Thứ bảy - 26/04/2014 10:13
Giáo huấn số 21
 
Đào tạo các nhân đức căn bản
 
«Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng phải giáo dục chúng, và vì thế, họ phải được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót sẽ khó lòng bổ khuyết được. Thật vậy, chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để giúp cho việc giáo dục toàn diện của con cái họ trong đời sống cá nhân và xã hội được dễ dàng. Do đó gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội mà không một đoàn thể nào khác có thể vượt qua được» (Trích Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo, số 3).
 
Đạo lý Á Đông nhấn mạnh năm nhân đức căn bản là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhân là lòng yêu người, nghĩa là lòng biết ơn, lễ là biết kính trọng người khác, trí là biết sáng suốt cân nhắc, tín là biết giữ lời hứa.
 
Đạo lý Phương Tây nhấn mạnh bốn nhân đức căn bản là: khôn ngoan, dũng cảm, công bình và tiết độ. Khôn ngoan là biết sáng suốt cân nhắc, dũng cảm là biết cương quyết bước trên đường lành, công bình là biết tôn trọng của cải và quyền lợi của người khác, tiết độ là biết giữ đúng chừng mực.
Hai cụm nhân đức căn bản trên đều ưu việt nhưng thiếu chiều sâu Kitô giáo vì không tạo được sự liên tục giữa tự nhiên và siêu nhiên. Theo nữ thánh tiến sĩ Têrêsa Avila, chìa khoá mở được sự hài hòa giữa luân lý tự nhiên và sự thánh thiện Kitô giáo là ba nhân đức căn bản: khiêm nhường, từ bỏ và yêu thương. Cả ba nhân đức nầy vừa tương ứng với ba nhân đức hướng thần (tin, cậy, mến), vừa tương ứng với ba lời khuyên Phúc Âm (vâng phục, nghèo khó, khiết tịnh). 
 
Các bậc phụ huynh nên chú ý giáo dục con em mình về các nhân đức căn bản vì chúng gói ghém các nhân đức tự nhiên khác và giúp vươn tới ba nhân đức hướng thần là tin, cậy và mến. Đồng thời để hướng tới hoàn thiện, ta cần sống các nhân đức căn bản theo Tin Mừng, tức là theo đuổi tinh thần vâng phục, nghèo khó và khiết tịnh. 
 
Tác giả bài viết: WGPQN
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

   

LƯỢT XEM TRANG

  • Đang truy cập: 7
  • Khách viếng thăm: 5
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 3370
  • Tháng hiện tại: 145050
  • Tổng lượt truy cập: 12289310