Khi nụ hôn trở thành lời cầu nguyện

Chúa nhật - 15/08/2021 05:53
 

Có những lúc cuộc sống khiến chúng ta không nói được lời nào hay đơn giản là rất mệt mỏi, lời cầu nguyện đơn sơ có thể là một nụ hôn lên thánh giá.
 
Một đêm, ngồi trên ghế sôpha, tôi cố gắng lần chuỗi Mân Côi, nhưng tôi quá mệt mỏi vì cả ngày phải chăm sóc cho bảy đứa con của tôi, đến nỗi tôi chỉ biết hôn lên cây thánh giá nhỏ bé và tận hưởng giây phút yên lặng. Tôi rất mệt ngay cả khi đọc một kinh Kính Mừng.
 
Chồng tôi bước vào phòng khách và nói: - “Anh biết em muốn nói chuyện, nhưng anh kiệt sức quá rồi”.
 
Tôi trả lời: - “Không vấn đề gì! Em cũng vừa nói điều tương tự với Chúa Giêsu”.
 
Đang khi chìm vào giấc ngủ, tôi đã ngẫm nghĩ về con đường quen thuộc rợp bóng cây mà tôi đã cùng chồng đi dạo không biết bao nhiêu lần trong hơn 20 năm qua. Nhiều đêm trên con đường đó, chúng tôi tay trong tay hàng cây số mà không nói một lời nào. Sau nhiều năm chung sống, tôi thấy thật yên bình trong phong cách giao tiếp kín đáo và thường im lặng của chúng tôi – những cuộc nói chuyện không dựa trên cơ sở gì.
 
Sức mạnh của sự im lặng
 
Khi hai người biết rõ về nhau, họ không cần nói chuyện. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Thường họ chỉ có thể ở cạnh nhau. Nhưng mà tại sao mọi thứ lại khác đi với người phối ngẫu duy nhất và thực sự của tôi?
 
Đức Hồng y Robert Sarah đã đề cao thời gian im lặng với Chúa đến nỗi đã viết cả một cuốn sách về chủ đề này - “sức mạnh của sự im lặng” – trong đó ngài đề cập đến sự ồn ào không ngừng nghỉ của nền văn hóa chúng ta như một hình thức độc tài. Đức Hồng y nhận xét: “Qua sự im lặng chúng ta trở về với cội nguồn thiên quốc của mình, nơi không có gì khác ngoài sự tĩnh lặng, bình an, thanh thản, chiêm ngắm và tôn thờ khuôn mặt rạng ngời của Thiên Chúa”.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã có bài phát biểu về cầu nguyện chiêm niệm. Trích dẫn tư tưởng của thánh Gioan Vianney, cha sở họ Ars, ngài nói: “Tôi nhìn Chúa, và Chúa nhìn tôi… lời cầu nguyện không cần nhiều lời. Một cái nhìn là đủ”.
 
Niềm tin cũng thuộc thể xác
 
Tất cả những cảm nhận này nhắc lại những suy tư của thánh Gioan về việc nhập thể: “Ngôi Lời đã trở nên xác phàm và ở giữa chúng ta”. Câu Kinh thánh cũng nhắc chúng ta nhớ rằng Chúa Kitô đã đến ở với chúng ta trong một thể xác, nên đức tin của chúng ta cũng thuộc thể xác, không chỉ là trí năng hay “thuộc linh bình dân, không tôn giáo”. Khía cạnh thể chất này có thể rất hữu ích. Đây là lý do tại sao người Công giáo chúng ta xây dựng các nhà thờ với nhiều bức tượng và kính ghép ảnh màu.
 
Đây là lý do tại sao làn hương trầm kích thích giác quan của chúng ta khi chúng ta quỳ gối trước bàn thờ bằng cẩm thạch vào lúc được rảy nước thánh.
 
Đang khi làm dấu Thánh giá, chúng ta dâng lời cầu nguyện của thể xác, khẩn cầu Chúa Ba Ngôi. Và khi cuộc sống khiến chúng ta không nói nên lời hay quá mệt mỏi, lời cầu nguyện đơn giản nhất có thể là quỳ gối dưới bóng của Đấng Tình Quân hay nhìn lên thánh giá, trao dâng một nụ hôn bé nhỏ của mình.
 
G. Võ Tá Hoàng

Tác giả bài viết: Giuse Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay22,286
  • Tháng hiện tại569,862
  • Tổng lượt truy cập28,885,231

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây