Đức Giám mục Giáo phận kinh lý Giáo xứ Thác Đá Hạ

Thứ ba - 19/11/2019 22:33

CUỘC KINH LÝ CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN
TẠI GIÁO XỨ THÁC ĐÁ HẠ

Chúa nhật, ngày 17.11.2019, nhân dịp mừng trọng thể lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cũng là bổn mạng Giáo xứ Thác Đá Hạ, thuộc giáo hạt Bồng Sơn, Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi - Giám mục Giáo phận, đã đến nhà thờ Thác Đá Hạ (thôn Định Bình, xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để viếng thăm mục vụ giáo xứ theo qui định của giáo luật (kinh lý), chủ sự Thánh lễ mừng bổn mạng và ban Bí tích Thêm sức cho 30 em thiếu nhi trong giáo xứ.

Cuộc kinh lý bắt đầu vào lúc 7giờ 45 phút, khi mọi người đã tập trung đông đủ trước cổng nhà thờ, chào đón Đức giám mục vị chủ chăn của giáo phận. Niềm vui, sự phấn khởi khi lần đầu tiên Đức giám mục viếng thăm mục vụ đã thể hiện rõ trên nụ cười rạng ngời của bao người hiện diện.

Mở đầu cuộc viếng thăm, cha sở Giuse Nguyễn Bá Thành đại diện cho cộng đoàn dân Chúa có lời chào mừng Đức Cha, cha Tổng Đại diện. Đồng thời, cha cũng giới thiệu những thành phần hội đoàn ít ỏi trong giáo xứ. Ít nhưng không phải là không có chất lượng. Điều này thể hiện qua tỉ lệ số người tham gia các hội đoàn so với số giáo dân trong giáo xứ rất cao, cũng như là tinh thần phục vụ của các thành viên trong mỗi hội đoàn.

Đáp từ, Đức Cha thay lời Cha tổng đại diện gửi lời chào trân trọng đến cha xứ, thầy phó tế, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Đức Cha xác định mục đích, cũng như một số công việc ngài sẽ làm trong cuộc viếng thăm mục vụ hôm nay. Các mục đích ấy bao gồm:

  • Chia vui với giáo xứ trong dịp tất cả họp nhau mừng bổn mạng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và ban bí tích Thêm Sức cho các em học sinh giáo lý trong giáo xứ.

  • Bổn phận kinh lý của Giám mục ít nhất mỗi 5 năm một lần để biết được những khó khăn thách đố, những nguyện vọng của các thành phần dân Chúa, hầu thúc đẩy công cuộc truyền giáo và xây dựng giáo xứ.

  • Qui tụ một cách đông đảo nhất, cùng lắng nghe lịch sử hào hùng của giáo xứ, cũng như hiện tình của giáo xứ để biết được những khó khăn đang gặp phải hầu cùng nhau xem xét và giải gỡ.

  • Tọa đàm: lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và bất kỳ một sự góp ý nào của cộng đoàn dân Chúa để Đức Cha phối hợp với cha xứ hoàn thiện chương trình mục vụ của giáo xứ trên vùng đất rộng lớn này.


1. Lược sử và hiện tình giáo xứ Thác Đá Hạ
Để bà con giáo dân hiểu hơn về giáo xứ của mình, dịp này, cha sở Giuse Nguyễn Bá Thành đã trình bày lược sử hình thành và hiện tình giáo xứ với những thăng trầm không thể bỏ qua của một giáo xứ từng là nơi qui tụ đông đảo giáo dân. Tính đến đời cha sở Giuse Nguyễn Bá Thành, giáo xứ Thác Đá Hạ đã trải qua 18 đời cha sở. Từ một điểm truyền giáo khu vực phía bắc Bình Định, giáo xứ đã phát triển thành một trung tâm truyền giáo của vùng Bồng Sơn miền núi (1850). Theo đó, qua nhiều lần chia tách, cấm cách, bắt bớ, chiến tranh loạn lạc, giáo xứ như là “đống tro tàn”. Những gì còn sót lại chỉ là một ngôi nhà thờ sụp đổ, tàn tạ, với vài trăm giáo dân sống rải rác trên một vùng rộng lớn.

Cho đến tháng 7/2011, cha Giuse Võ Tuấn, cha sở Đại Bình, mới khởi công xây dựng lại một ngôi nhà thờ mới trên nền nhà thờ Thác Đá Hạ như hiện nay. Quá trình xây dựng lại ngôi nhà thờ, trung tâm sinh hoạt tôn giáo của xứ đạo, cũng chính là một khởi đầu mới cho một giáo xứ đã chịu quá nhiều đau thương nhưng cũng rất hào hùng này.

Đến ngày 16/10/2013, nhà thờ được Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi cung hiến với tước hiệu “CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM” như minh chứng cho một sức sống trường tồn, không thể dập tắt của hạt giống Tin Mừng trên xứ đạo.

Sau thời gian trở thành giáo họ biệt lập (từ 12/07/2014 đến 11/08/2017), Thác Đá Hạ đã chính thức trở thành giáo xứ dưới sự chăm sóc mục vụ của cha Giuse Nguyễn Bá Thành. Đúng hơn, giáo xứ Thác Đá Hạ đã được tái lập, vực dậy sức sống tiềm ẩn đã từng có trên vùng đất rộng lớn phía bắc tỉnh Bình Định.

Hiện tại, theo như lời giới thiệu của cha sở, giáo xứ đã bắt đầu hình thành các hội đoàn (học sinh giáo lý, giáo lý viên, ban âm thanh ánh sáng, ban kinh, ban trợ táng, ca đoàn, nhóm lòng Chúa thương xót,…) qui tụ nhiều người trong giáo xứ tham gia, cũng như góp phần nâng cao đời sống đạo của bà con giáo dân. Bên cạnh đó, không phải là không có những khó khăn thách thức, địa bàn rộng, giáo dân sống rải rác, các nơi sinh hoạt tôn giáo bị lấn chiếm, hoang phế,… buộc lòng mọi người phải đồng tâm hiệp lực cùng với cha sở giải gỡ mọi khó khăn và xây dựng một giáo xứ ngày một vững mạnh.

2. Trao đổi mục vụ
Các vấn đề được trao đổi như sau:

  • Xin cha sở ở lâu với giáo xứ, xin ngân khoản xây dựng nhà thờ họ và xây dựng nhà sinh hoạt giáo lý.

Việc cha sở ở lâu hay mau với giáo xứ là tùy thuộc vào nhu cầu mục vụ của giáo phận và giáo xứ chứ một cha sở không thể ở yên tại một giáo xứ được. Cho nên sẽ có những lúc, vì nhu cầu giáo phận sẽ thuyên chuyển các cha sở với nhau để tạo bầu khí mới và nhu cầu mới của các giáo xứ. Còn việc xin ngân khoản để xây dựng nhà thờ họ, đài Đức Mẹ hay nhà sinh hoạt giáo lý phải phụ thuộc vào khả năng đóng góp, vào trách nhiệm của mình trước rồi mới nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Nếu có nhu cầu thực sự, cha sở hãy làm đơn trình bày nhu cầu của giáo xứ mình, kèm theo trình bày khả năng đóng góp của giáo xứ và Đức cha sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận, giới thiệu với các tổ chức nước ngoài. Họ sẽ xem xét và giúp đỡ tùy theo nhu cầu của mình. Điều này cũng giống như hằng năm chúng ta góp quỹ truyền giáo, gửi về tòa thánh và tòa thánh xem xét, phân phối lại cho các vùng truyền giáo cần giúp đỡ như chúng ta.

  • Việc xây dựng lại giáo xứ Gia Hựu.

Nhằm phục hồi lại một giáo xứ kỳ cựu, có hang đá Đức Mẹ và khu nhà mồ tử đạo. Tòa giám mục đã viết đơn xin tu sửa và xây dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ nhưng nhà nước chỉ chấp thuận cho tu sửa hang đá Đức Mẹ và khu nhà mồ. Phần còn lại, Tòa giám mục sẽ tiếp tục kiến nghị nhưng cũng xin bà con giáo dân tiếp tục cầu nguyện để ước nguyện phục hồi lại một giáo xứ kỳ cựu được trở thành hiện thực. Hiện tại, cha sở sẽ viết đơn xin một địa điểm nhà dân để qui tụ cử hành thành lễ cho bà con ở khu vực đó.

  • Hội Phaolô Châu là gì?

Phaolô Châu là ai? Phaolô Châu là một linh mục, giám đốc chủng viện Nước Nhĩ, sau này làm giám đốc chủng viện Làng Sông. Ngài là cháu của Thánh Trùm cả Anrê Kim Thông. Ngài đã tử đạo và được đưa vào danh sách “Tôi tớ Chúa”. Cho nên, sau này khi cần một nguồn ngân khoản để nuôi dạy các chú, các thầy để làm linh mục, chủng viện đã xin Tòa thánh thành lập một hội gọi là Hội Phaolô Châu, tức là tên của ngài. Hội này được phổ biến trong khắp giáo phận Qui Nhơn của mình để mọi người đều có dịp góp phần vào công cuộc đào tạo linh mục của Chúa. Điều kiện để gia nhập hội này là đóng góp một số tiền theo qui định hiện thời (hai triệu đồng – năm 2019) và chủng viện sẽ có nhiệm vụ cấp cho người được xin một chứng nhận là Hội viên hội Phaolô Châu. Chúng ta có thể xin cho người còn sống cũng như cho người đã khuất. Và cũng theo qui định thì chủng viện sẽ có nhiệm vụ dâng lễ cầu nguyện cho hội viên vào mỗi thứ bảy đầu tháng, cũng như sẽ dâng những thánh lễ theo qui định khi hội viên qua đời. Mong rằng sẽ có nhiều người tích cực tham gia vào hội này để góp công góp sức vào việc đào tạo hàng linh mục của giáo phận.

  • Việc xin một địa điểm qui tụ giáo dân cử hành thánh lễ khu vực bắc Bình Định, các giáo họ quá xa nhà thờ Thác Đá Hạ.

Trước mắt chúng ta sẽ xin một địa điểm nhà dân nào đó thuận tiện để bà con giáo dân có thể qui tụ và cử hành thành lễ vào mỗi ngày Chúa nhật. Điều này cũng phù hợp với đề nghị của Ban tôn giáo chính phủ. Tuy nhiên, chính quyền địa phương có vẻ dè chừng vấn đề này. Tòa giám mục sẽ tiếp tục kiến nghị vấn đề đó. Trong khi một đất nước văn minh hiện đại mà lại quá thiếu thốn về vấn đề tôn giáo thì không thể chấp nhận được. Còn về tương lai, chúng ta có thể xin hoặc mua đất để có thể xây dựng một ngôi nhà thờ, ít là một ngôi nhà nguyện ở khu vực này để phục vụ cho nhu cầu của bà con giáo dân, chứ không thể để bà con lặn lội đi xa tham dự thánh lễ tốn công, tốn sức như vậy. Xin bà con cũng hợp lời cầu nguyện nhiều hơn cho vấn đề này.

  • Vấn đề ly dị và bỏ đạo công khai?

Trong vấn đề ly dị chúng ta phải xét người đó là nguyên nhân hay là nạn nhân. Nếu người đó là nguyên gây ra tội lỗi thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, còn nếu là nạn nhân thì không có lỗi. Thêm nữa, khi xảy ra xung đột gia đình mà có nguy cơ dẫn đến ly dị thì tốt nhất nên đến với cha sở đề tìm cách giải quyết, hòa giải, trở lại đời sống vợ chồng. Nếu không hòa giải được, biện pháp cuối cùng là ly thân ở tòa đời chứ không được phép ly dị. Giáo hội chỉ chấp nhận ly thân và vợ chồng sống trong hoàn cảnh ly thân không được phép tái hôn, tức không được cưới vợ lấy chồng khác. Còn nếu xảy ra chuyện tái hôn thì sẽ chịu phạt “không được xưng tội rước lễ”. Tuy nhiên, không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn người đó ra khỏi cộng đoàn giáo xứ. Họ vẫn được quyền đi lễ và giữ đạo hằng ngày. Cho nên, Giáo hội khuyên, nếu đã lỡ ly dị thì không được phép tái hôn. Họ sẽ chịu phạt trong một thời gian 6 tháng đến một năm rồi trở lại bình thường. Chứ tái hôn là hết đường cứu chữa.
Còn về vấn đề bỏ đạo: nếu người đó đã được rửa tội nhưng trong quá trình sinh sống không giữ đạo được thì cần an ủi, giúp đỡ và đưa họ trở về với đạo. Còn nếu một người đã giữ đạo nhưng nay lại công khai bỏ đạo thì khi chết họ không được chôn theo phép đạo. Nhưng nếu vào phút chót mà họ biết ăn năn thống hối, xin cha chịu các bí tích sau hết thì họ vẫn được hưởng các ơn lành của Hội thánh và được chôn theo phép đạo. Mong rằng mọi người trong giáo xứ chúng ta cố gắng giúp đỡ những người đã từng giữ đạo mà nay bỏ, để họ được trở về đoàn tụ với cộng đoàn giáo xứ.

  • Việc xin thêm cha phó phục vụ giáo xứ.

Thông thường một giáo xứ có một cha sở và một cha phó. Trước kia, giáo xứ chúng ta chỉ là một giáo họ biệt lập nên không xin được. Hiện nay, khi đã chính thức là một giáo xứ độc lập, chúng ta có quyền xin một cha phó để phụ giúp cha sở trong công tác mục vụ. Mong rằng vài tháng nữa thì chúng ta sẽ có cha phó, vì chúng ta đã có thầy phó tế đang giúp ở đây. Còn một điều nữa là chúng ta có thể mời các dòng về hoạt động tại các giáo họ xa xôi của chúng ta. Sự hiện diện của các nữ tu sẽ giúp cho đời sống đạo của chúng ta thăng tiến hơn. Mong rằng điều đó sẽ sớm trở thành hiện thực.

3. Tổng kết và định hướng mục vụ
Cha Tổng đại diện Giuse Trương Đình Hiền tóm kết những vấn đề trao đổi giữa Đức Cha và cộng đoàn dân Chúa. Đồng thời, qua đó ngài cũng đưa ra các định hướng mục vụ cho cộng đoàn giáo xứ.

 Trước hết, Giáo xứ Thác Đá Hạ đang thực hiện một cuộc lội ngược dòng trở về với cội nguồn là vùng đất thánh đất thiêng, trung tâm sinh hoạt tôn giáo của vùng bắc Bình Định, một giáo xứ mẹ sinh ra nhiều giáo xứ khác, một cộng đoàn có truyền thống truyền giáo lâu đời, một vùng đất thấm đẫm máu các vị tử đạo mà lăng mộ của các ngài là một bằng chứng rõ ràng. Vì thế, chúng ta phải hãnh diện về cội nguồn của mình. Chúng ta cần phải nhắc nhở cho con cháu của mình hãnh diện và xác tín về điều này. Đây chính là một điểm son rất đặc biệt của giáo xứ.

Vùng đất của giáo xứ đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh loạn lạc. Nhiều di tích vẫn còn đã minh chứng về điều đó. Chính điều này đã ảnh hưởng đến đời sống đạo của anh chị em rất nhiều. Và cũng chính vì thế mà anh chị em đã phải di cư rất xa để tìm những vùng đất an bình hơn. Thế nhưng khi hòa bình được vãn hồi, đã có nhiều người quay trở về quê cha đất tổ này, gây dựng lại đời sống kinh tế và đời sống đạo, dù gặp rất nhiều khó khăn. Anh chị em đã mất rất nhiều thời gian để gây dựng lại cuộc sống này y như dân Israel ngày xưa trở về vùng đất thánh. Một cuộc trở về của đức tin thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu.

Tuy nhiên, cuộc trở về này phải được khẳng định lại, phải được làm sống lại để đời sống đức tin không bị lụi tàn. Đặc biệt qua sự kiện tái lập giáo xứ vào năm 2017, cuộc trở về lội ngược dòng này đã thực sự được khẳng định, khi qua hai năm tái lập, giáo xứ đã nỗ lực hết sức khẳng định đời sống đạo của mình giữa đông đảo lương dân. Điều này cũng nhắc nhở anh chị em phải nỗ lực hơn nữa trong nỗ lực truyền giáo, phải gấp nhiều lần so với những giáo xứ khác.
Sau cùng, giáo xứ Thác Đá Hạ là một giáo xứ nhỏ, ít giáo dân nhưng sinh hoạt tôn giáo không phải là trầm lặng. Điều này được thể hiện qua việc cộng đoàn giáo xứ cũng có đầy đủ các hội đoàn để cho mọi người tham gia, cống hiến công sức cho giáo xứ tùy theo sức của mình. Tất cả mọi thành phần trong giáo xứ đều được mời gọi cộng tác vào công việc chung như một gia đình.

4. Kiểm tra sổ sách
Cuộc kinh lý đi kèm với việc kiểm tra các sổ Rửa tội, sổ Hôn phối, sổ Tình trạng các gia đình,… vừa để xem xét việc thống kê sổ sách của cha sở, vừa để có những điều chỉnh phù hợp trong việc quản lý các văn khố của giáo xứ.

Sau khi kiểm tra sổ sách, Đức Cha chủ sự Thánh lễ bổn mạng và ban bí tích Thêm Sức cho 30 em học sinh giáo lý. Đây như là dấu chỉ khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới của giáo xứ. Các em rồi sẽ trở thành những thành phần nòng cốt xây dựng giáo xứ này.

Cuộc viếng thăm mục vụ kết thúc trong niềm vui tiếng cười bên bữa cơm thân mật, cũng là tiệc mừng bổn mạng của giáo xứ và mừng các em mới chịu phép Thêm Sức. Ước mong rằng những trao đổi và những định hướng mục vụ mà Đức Cha đã dành cho giáo xứ, những ngôi nhà thờ khang trang, qui tụ đông đảo bà con giáo dân sum họp kinh lễ sáng tối sẽ trở thành hiện thực.

1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 
1
 

Tác giả bài viết: Phaolô Nguyễn Bá Định

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm48
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay22,452
  • Tháng hiện tại611,675
  • Tổng lượt truy cập28,927,044

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây