Giáo xứ Trà Kê - Chiếc xe nghĩa tình

Thứ tư - 11/12/2019 06:00

(115) GIÁO XỨ TRÀ KÊ - CHIẾC XE NGHĨA TÌNH

1


Trong những ngày đầu của tháng 12/2019, tôi lại có chuyến công tác, đến cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, nơi có những điểm du lịch thiên nhiên hoang dã miền núi của tỉnh, nơi mà địa hình còn để lại nhiều di tích của địa tầng. Thời tiết lạnh 130C của mùa đông (do đợt không khí lạnh miền Bắc tràn về) cũng không sao làm nản chí công việc khảo cổ của đoàn chúng tôi (dự án của Viện nghiên cứu khảo cổ học miền Nam).

Chúng tôi đang loay hoay ghi chép bên những vết lộ của các địa tầng đá Bazan lăng trụ trên trục đường ĐT 643 (Hòa Đa - Cao nguyên Vân Hòa), từ xa có tiếng còi xe cấp cứu lại hú vang và chạy ngang nơi chúng tôi khảo sát, tôi kịp đọc được dòng chữ: “GIÁO XỨ TRÀ KÊ”. Tôi cứ miên man suy nghĩ và tìm hiểu ra rằng cách nơi chúng tôi đang khảo sát về phía tây  khoảng  20 km tại xã Sơn Hội có nơi sinh hoạt cộng đồng Công giáo - Nhà thờ Trà Kê.

Tôi quyết định du ngoạn đến chốn này, sau khi được các đồng nghiệp sở tại giới thiệu, tôi được đến tham quan giáo xứ và được gặp cha Chánh xứ Phanxicô Phạm Đình Triều.

Khi mới đến nơi, đập vào mắt tôi là ngôi Thánh đường thật uy nghiêm và tráng lệ, lòng tôi lại trào dâng sự tôn kính, làm xua tan những mệt nhọc sau những bận rộn với công việc của mình. Bước vào khuôn viên Thánh đường, chúng tôi được Ông phụ trách Hội đồng giáo xứ đón chào và đưa chúng tôi về nhà khách gặp Cha. Tiếp chúng tôi là người Cha độ tuổi ngoài tầm 45, có thân hình mảnh khảnh, nước da hơi ngăm, trên môi luôn nở nụ cười. Cha giới thiệu và đưa chúng tôi tham quan các nơi nội ngoại của thánh đường, hang đá Đức Mẹ, ngôi mộ hài cốt Cha Phanxicô người Pháp được di dời chôn cạnh nhà xứ, nhà sinh hoạt giáo lý, nhà khách và tất cả các các công trình phụ, thật hài hòa trong 01 kiến trúc tổng quan. Hơn thế, Cha còn đưa chúng tôi đến nghĩa trang viếng các linh hồn đã khuất mà được Cha và cộng đồng vừa được tôn tạo, xây dựng. Thật kỳ công và hoàn hảo.

Trời càng chiều tối, với cái lạnh mùa đông của nơi vùng cao càng ướm vào người, nhưng Cha vẫn vui cười và giòn dã chuyện trò không nguôi, tạo cho chúng tôi môt bầu khí thân tình, một câu chuyện cộng đồng của người Kitô giáo.

Trở lại ngôi Thánh đường, chúng tôi được Cha mời dùng cơm chiều tối. Tôi e ngại và gãi đầu... Cha nói: Không có gì đâu, các anh là khách quý mà... Tiếp chúng tôi trong bữa ăn, Cha giới thiệu: đây là món măng rừng kho thịt, đây là rau sạch tự trồng, đặc biệt hơn là món nấm mối (được Cha lưu giữ trong tủ đông, nấm này mọc vào mùa đông do các loại vi tảo của thực vật tạo thành chỉ mọc từ 1 - 2 ngày khi gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp). Cha nói: đặc sản của miền núi đấy, được giáo dân cho tặng. Không thể thiếu trong bữa ăn, Cha còn rót cho chúng tôi những ly rượu và giới thiệu: Các anh uống có biết loại rượu này không - nếp than đấy - rượu nấu của miền Nam được chưng cất với men - gạo  tự làm thơm ngon được giáo dân biếu tặng. Bầu khí trong bữa ăn thật vui nhộn, chúng tôi được Cha kể về các câu chuyện vui, buồn, gian nan,... trong công việc xây dựng giáo xứ từ khi mới thành lập. Đang vui, tôi quay đùa hỏi Cha: Sao Cha làm Linh mục lại làm kinh doanh y tế, có xe cấp cứu. Cha cười và nói: Ở vùng cao này, nơi mà người dân bệnh tật hay xảy ra, nơi cách xa các trung tâm y tế, nơi mà tiếp cận với ngành y dược chưa được đầu tư đầy đủ với các trang thiết bị, bởi vậy người dân còn thiếu thốn trong các dịch vụ về sức khỏe. Khi bệnh tật hiểm nghèo, người dân phải di chuyển rất xa, đi xe 2 bánh thì không tiện, chờ xe vận chuyển từ nơi khác đến thì sức khỏe đã về muộn. Bởi lẽ đó trong thâm tâm Cha ước ao được có chiếc xe cứu người.

Cha lặng thinh và mời thức ăn cùng chúng tôi. Cha nói: Rồi lời cầu nguyện ấy cũng đến. Cha được Anh Nguyễn Hưng - Sài Gòn, mời gọi và quyên góp rồi biếu tặng Cha chiếc xe chuyên dụng cấp cứu (115) đã qua sử dụng, các thiết bị còn tốt, chiếc xe cứ lăn bánh bon bon trên mọi dặm đường. Cha cười, ngụm hơi nước lọc và tiếp: Khi ngày xe đem về, được lau chùi và kiểm tra, thì có “khách hàng ngay”. Thấy tôi hơi bồn chồn, Cha nói: xe thì có một chiếc, tài xế đăng ký lái thì nhiều, khi có cuộc gọi cấp cứu đến 0914.... (số điện thoại của Cha) họ sẵn sàng phục vụ không công, bất kỳ lúc nào dù mưa hay nắng. Sau chuyến đi, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình họ chỉ góp tiền dầu để bảo trì sửa chữa, nhà nghèo thì giáo xứ sẽ tự san xẻ cho nhau.... Anh em vui vẻ lắm.

Xe không những phục vụ cho người Công giáo mà còn giúp cho cả những người ngoại đạo và các xã lân cận. Tuyến vận chuyển từ Trà kê đi bệnh viện Sơn Hòa, Tuy Hòa và Qui Nhơn. Từ ngày có xe đã cứu biết bao ca bệnh nguy biến. Cha cười đùa và nói: Các Anh trông xe có đẹp không, có lúc khi gặp thời tiết xấu, hoặc việc cần gấp về Tuy Hòa, Cha vẫn sử dụng nó để làm phương tiện, rất hữu ích.

Người bạn của tôi nói: Chúng con chỉ có một gia đình, làm việc theo một nghề mà vẫn loay hoay, sao Cha lại gây dựng nên được một giáo xứ bề thế vậy. Cha trả lời: Ấy là công việc mà Chúa đã quan phòng, là công lao của toàn thể cộng đồng Công giáo, người giúp công, người giúp vật chất, người giúp trí tuệ, mỗi người giúp theo điều kiện của mình, từ khắp các nơi và mọi miền của cộng đồng Kitô giáo, cùng nhau xây dựng ngôi nhà Chúa thân yêu, nơi mà chúng ta cùng đến và ca tụng Người.

Với những thức ăn đặc sản của núi rừng cộng với hương vị cay nồng của rượu đế miền Nam chúng tôi được Cha chiêu đãi thân tình, cùng những câu chuyện đầy hữu ích, chúng tôi cám ơn Cha.

Thời gian đã hơn 20g00, ngoài trời sương mù giăng phủ sân giáo đường với tiết trời lạnh, ánh sáng chiếu rọi bởi các cột đèn lung linh từ trên cao, trên sân là những nhóm múa của các hội đoàn: Thiếu nhi, các Mẹ, các Chị với những tiết mục dày công luyện tập, bên kia là nhóm thanh niên đang chuẩn các khung sườn tre nứa làm máng cỏ chuẩn bị cho đêm “Mừng ngày Chúa sinh ra đời”. Một cảnh vật với không gian hữu tình, thật lãng mạn giống như (Đà Lạt hoàng hôn: lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ - của Minh Kỳ và Dạ Cẩm).

Tiễn chúng tôi, Cha xin gửi lời chào đến các Cha quản xứ chúng tôi. Cha chúc mừng Giáng Sinh và hẹn gặp.

Chia tay Cha, chúng tôi ra về mà lòng cư nao nao. Gẫm về một giáo xứ miền cao họ sống chỉ dựa kinh tế nông thuần nhưng họ rất hăng say hoạt động Tông đồ, gẫm về người Cha cần mẫn trên công việc “làm Mục tử” ở nơi ấy biết bao tình thương yêu của người Kitô giáo biết san sẻ mặn nồng. Chính nơi ấy được hun đúc bởi tình yêu Thiên Chúa “Đâu có tình Yêu thương - Ở đấy có Đức Chúa Trời”.  Chính thế mà giáo xứ đã tạo nên những kỳ tích vĩ đại của nền văn hóa Công giáo, một di sản văn hóa trường tồn, chính họ đang loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho muôn nơi.

“VINH DANH VINH DANH THIÊN CHÚA
VINH DANH VINH DANH THÊN CHÚA”

 
1
 
1
 

Tác giả bài viết: Khách hành hương

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay22,946
  • Tháng hiện tại151,849
  • Tổng lượt truy cập29,131,387

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây