Tin Tức PHỤNG VỤ GIÁO HUẤN TRONG TUẦN

Giáo huấn 16 : Cộng đoàn dự tòng

Người dự tòng cần được nâng đỡ nhiều cách, nhưng cách tốt nhất có lẽ là chính những người dự tòng nâng đỡ nhau. Trường hợp học chung nhóm dự tòng tự nó đã là một cộng đoàn, tuy nhiên nếu được, ta nên mở rộng ra với các dự tòng của những lớp khác.

Giáo huấn 15 : Trường hợp trở lại nhân dịp kết hôn

Trường hợp trở lại nhân dịp kết hôn, ta thường gặp khó khăn về thời gian, cần giải thích để gia đình hai bên thu xếp cho có đủ thời gian học giáo lý. Đồng thời cũng có thể tăng thêm số giờ hàng tuần.

Giáo huấn 14 : Đỡ nâng hành trình tìm kiếm

Cũng có người được lôi cuốn vì vẻ đẹp tôn giáo thể hiện trong nghệ thuật: thi ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, tượng ảnh... hoặc được lôi cuốn vì bầu khí phụng vụ, vì nếp sống người Kitô hữu, vì gương bác ái phục vụ hiến thân, thái độ bình an của người có đức tin.

Giáo huấn 13 : Quan tâm chăm sóc ngưòi dự tòng

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI căn dặn: “Người đương thời sẵn sàng nghe những nhân chứng hơn là những thầy dạy, hoặc nếu họ có nghe các thầy dạy, thì bởi vì các thầy dạy cũng là những nhân chứng” (Tông huấn Loan báo Tin mừng, số 11).

Giáo huấn 12 : Việc truyền giáo đòi giáo xứ phải thống hối và canh tân

Xưa nay nơi các cộng đoàn tín hữu bị trì trệ vì thường chúng ta chỉ đặt vấn đề đổi mới về mặt luân lý mà quên mất điều chính yếu của Kitô giáo là ba nhân đức tin, cậy và kính mến. Việc trở lại gồm hai động tác: một là thoát khỏi tội lỗi và hai là theo chân Chúa Kitô.

Giáo huấn 11 : Truyền giáo là trách nhiệm chung của toàn giáo xứ

Tin Mừng nhắc lại cho ta lệnh truyền của Chúa: “Hãy ra khơi”, mời gọi mọi người trong cộng đoàn giáo xứ tích cực góp phần truyền giáo. Lệnh truyền “ra khơi” liên hệ đến cha xứ, Hội Đồng Giáo Xứ, Ban Truyền Giáo giáo xứ và tất cả mọi người, không trừ ai.

Giáo huấn 10 : Từ một kinh nghiệm đau thương

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay gợi ý cho ta rút được bài học kinh nghiệm thật chính xác. Đang khi chúng ta tưởng mình đang đầy đức tin thì lửa nhiệt tình có thể đã tắt từ lâu và đức tin đã thành chai cứng, không còn sức sống, chỉ vì chúng ta đã rơi vào thái độ người dân Nazarét xưa.

Giáo huấn 9 : Truyền giáo là trách nhiệm Kitô hữu

Những tuần thường niên từ sau lễ Chúa chịu Phép Rửa đến lễ Tro, mời gọi ta ôn lại đoạn đời công khai của Chúa và theo Chúa trên đường rao giảng. Tin Mừng hôm nay mô tả Chúa Giêsu như khuôn mẫu của người loan báo Tin Mừng. Ngài là Đấng Kitô nghĩa là Đấng được Chúa Cha xức dầu bằng Thánh Thần và sai đi thực hiện ơn cứu rỗi.

Giáo huấn 8 : Tâm hồn người truyền giáo

“Tất cả con cái Giáo Hội phải tích cực ý thức trách nhiệm của mình đối với thế giới, phải hun đúc cho mình một tinh thần thực sự công giáo và phải hy sinh góp sức vào việc rao giảng Tin Mừng. Tuy nhiên, mọi người phải biết rằng, bổn phận đầu tiên và quan trọng nhất đối với việc truyền bá đức tin là sống sâu xa đời sống Kitô hữu của mình.”

Giáo huấn 7 : Những thái độ cần có khi truyền giáo

“Giáo Hội được mời gọi làm chứng cho Đức Kitô... bằng cách không tìm vinh quang cũng như của cải vật chất, bằng cách sử dụng những gì mình có để phục vụ những người nghèo khổ nhất, và bằng cách noi gương đời sống đơn sơ của Đức Kitô.

Giáo huấn 6 : Đến với các dân tộc

“Thật là nghịch lý khi đại đa số người Á Châu có khuynh hướng coi Đức Giêsu, một người sinh ra trên chính mảnh đất Á Châu, là một người Tây Phương hơn là người Á Châu” (Tông huấn Giáo Hội tại châu Á, số 20). Điều ấy phát xuất từ sự kiện Tin Mừng được loan báo bởi các nhà truyền giáo Tây Phương và chắc hẳn không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi những nền văn hóa xuất xứ của họ.

Giáo huấn 5 : Gia đình là cộng đoàn truyền giáo

“Trong việc tông đồ truyền giáo của giáo dân, không thể không lưu ý đến hoạt động phúc âm hóa của gia đình. Qua các giai đoạn lịch sử, gia đình Kitô hữu đã rất xứng với danh hiệu đẹp đẽ “Giáo Hội tại gia” mà Công Đồng Vatican II thừa nhận.

Giáo huấn 4 : Cảm nghiệm tình yêu của Chúa

“Kinh Thánh đã xác nhận rằng Đức Giêsu thật sự sống cuộc sống của con người. Ngài đã từng có mặt trên đời này như một Thiên Chúa có đầy đủ nhân tính. Ngài giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi. Sinh ra bởi một Người Mẹ Đồng Trinh tại vùng phụ cận nghèo nàn của Bêlem, Ngài cũng yếu đuối như mọi trẻ em khác….

Giáo huấn 3 : Chia sẻ niềm vui Giáng Sinh

“Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho anh em” (Lc 2,10-11). Tin mừng Giáng Sinh không dành riêng cho người Kitô hữu mà cho tất cả mọi người. Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, rất nhiều người ngoài Kitô giáo cũng bày tỏ niềm vui trong dịp lễ này.

Giáo huấn 2 : Cảm nghiệm và chia sẻ tình hiệp thông

Sứ mạng của Đức Giêsu không những là khôi phục lại sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và loài người, mà còn thiết lập một mối hiệp thông mới giữa con người với con người đã vì tội lỗi mà làm cho trở nên xa lạ với nhau. (Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 13).

Các tin khác