Người Pháp Đầu Tiên tại Macao: Giáo Sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes (1591/93-1660)

Thứ tư - 26/05/2021 19:27
Người Pháp Đầu Tiên tại Macao
Giáo Sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes
(1591/93-1660)

 Ivo Carneiro de Sousa*
City University of Macau


 
 
Ngô Bắc dịch
 
 

 
 


Người Pháp đầu tiên sống và làm việc hơn mười hai năm ở Macao là giáo sĩ Dòng Tên nổi tiếng Alexandre de Rhodes, chủ yếu được công nhận do công việc truyền giáo và các ấn phẩm tham khảo về Việt Nam 17 thế kỷ. Sinh ra ở Avignon, giữa các năm 1591 và 1593,1 trong một gia đình gốc Do Thái, ông chết nơi xa xôi  hơn nhiều, ở Isfahan, Ba Tư, vào ngày 5 tháng 11 1660, khi bắt đầu một cuốn tiểu thuyết nhưng chưa xuất bản về sứ mệnh tôn giáo. Alexandre de Rhodes bắt đầu tập viện khi còn rất trẻ ở Rome, vào ngày 14 tháng 4 năm 1612, học Thần học và Khoa học với tu sĩ Dòng Tên danh tiếng, nhà toán học Christoph Clavius​​(1537-1612). Ông sau đó quyết định cống hiến toàn bộ cuộc đời của mình cho những nỗ lực truyền giáo ở nước ngoài của Dòng Chúa Giêsu [tức Dòng Tên, ND], đã thỉnh cầu một sự cử nhiệm truyền giáo đến Nhật Bản. Sau đó, vào năm 1618, các bề trên của ông đã đồng ý gửi ông đến các vùng lãnh thổ của Bồ Đào Nha ở phương Đông, và vị giáo sĩ Dòng Tên này đã rời Rome hồi đầu tháng 10 năm 1618, đến Lisbon vào giữa tháng 10 của năm kế tiếp [sic, vì de Rhodes sẽ khởi hành từ Lisbon vào ngày 4 Tháng 4, 1619 theo đoạn văn bên dưới, ND]: các quyền hạn của chế độ bảo trợ của Bồ Đào Nha ở Châu Á buộc bất kỳ nhà truyền giáo Công giáo nào đều phải xuất phát từ Lisbon với sự ủy quyền công nhiên của hoàng gia.
 
Khởi hành từ thủ đô Bồ Đào Nha vào ngày 4 Tháng 4 năm 1619 trên ba con tàu của ‘Lộ trình đi Ấn Độ’ (carreira da India) thường lệ hàng năm, vị giáo sĩ Dòng Tên đã vượt qua mũi Hảo Vọng (Good Hope) vào ngày 20 tháng 7, 2 và sau một hành trình nguy hiểm bao gồm một đợt bùng phát bệnh thiếu Sinh Tố C [scurvy, còn gọi là scorbut, thường xảy ra cho các thủy thủ trong các thế kỷ trước đây, sống trên biển lâu ngày, không được ăn trái cây và rau tươi, ND] đã an toàn đến Goa vào ngày 9 tháng 10 năm 1619 [19]. Alexandre de Rhodes sống hai năm rưỡi giữa Goa và Salcete hỗ trợ công việc tôn giáo và các trường học của Dòng Tên địa phương. Quả quyết đi đến Nhật Bản, vị giáo sĩ Dòng Tên lên tàu vào ngày 12 tháng 4 năm 1622 để tới Malacca trên con tàu của thuyền trưởng mới được bổ nhiệm của thành trì căn cứ  Bồ Đào Nha.  Du hành ngang qua Cochin, Manar và Negapatan, con tàu đã đến Malacca vào ngày 28 tháng 7, nhưng vị giáo sĩ Dòng Tên bị buộc phải ở lại chín tháng trong khoảnh đất của Bồ Đào Nha tại Mã Lai [44]. Cuối cùng, trải qua một hành trình nguy hiểm trong một tháng bị đe dọa bởi các tàu của Hà Lan, Alexandre de Rhodes đã đến Macao vào ngày 29 tháng 5 năm 1623, ‘bốn năm rưỡi sau khi tôi rời Châu Âu [54], như ông đã viết trong hồi ký du lịch của mình.
 
Sau một năm ở Macao, các bề trên Dòng Tên quyết định cho ông tham gia vào các phái bộ truyền giáo ở Đàng Trong (Cochinchina). Alexandre de Rhodes khởi hành vào tháng 12 năm 1624 đến vương quốc phía nam, được cai trị khi đó bởi các Chúa nhà Nguyễn, sau một chuyến đi nhanh chóng trong mười chín ngày, đã tới phái bộ truyền giáo địa phương của Dòng Tên tại Huế, được mở ra vào năm 1615 bởi các linh mục từ Napoli [thuộc Ý đại lợi, ND] Francesco Buzomi và Diogo Carvalho gốc Bồ Đào Nha. Trong giai đoạn này (như là trong quá khứ gần đây), lãnh thổ mà các nhà sử học Việt Nam gọi là Đại-Việt, nằm ở phía bắc của Champa và phía nam Trung Quốc (báo hiệu rất khái quát phần lõi cốt của một đất nước độc lập ngày nay là Việt Nam), bị chia cắt chủ yếu thành hai lãnh địa bắc và nam, được xác định trong các phái bộ của Dòng Tên là Tonkin: Đàng Ngoài 3 và Cochinchina: Đàng Trong. 4 Từ năm 1627 đến 1775, hai gia tộc thế lực đã chia cắt đất nước: nhà Nguyễn cai trị miền Nam và các chúa Trịnh cai trị miền Bắc sau một cuộc chiến mang lại cho các thương nhân Bồ Đào Nha ở Malacca và Macao các cơ hội bán vũ khí, các công nghệ và một số mặt hàng. Mặc dù các nhà cai trị họ Trịnh và họ Nguyễn đã duy trì một nền hòa bình tương đối lâu hơn một trăm năm, sự cạnh tranh chính trị và quân sự ở cả hai vương quốc đều được tái diễn, bao gồm một số các cuộc nổi dậy của dân quân có vũ trang. Do đó, phái bộ Dòng Tên được tổ chức thông qua Macao trong các lãnh thổ này không ổn định và nguy hiểm, và những nhà truyền giáo đã thường bị trục xuất sau một số khoảng thời gian ngắn ngủi được chấp nhận cho truyền đạo Công giáo.
 
Định cư lần đầu tiên ở Đàng Trong, Alexandre de Rhodes quyết định học tiếng Việt hàng ngày với các thông dịch viên bản xứ và giáo sĩ Dòng Tên gốc Bồ Đào Nha Francisco de Pina, 5 'là một chuyên gia về ngôn ngữ của đất nước này, hoàn toàn khác với tiếng Trung Hoa và đã phục vụ tại các vương quốc Tonkin (Đàng Ngoài), Camban (Chàm [?])] và Cochinchina (Đàng Trong) ' [87]. Trên thực tế, Francisco de Pina là giáo sĩ Dòng Tên duy nhất vào thời điểm đó có thể thuyết giảng bằng tiếng Việt, trong khi hai nhà truyền giáo kia mà Alexandre nhập vào nhóm, Francesco Buzomi kể trên và giáo sĩ Dòng Tên gốc Bồ Đào Nha Manuel Fernandes, đã rao giảng thông qua các thông dịch viên [87-88]. Cuối cùng năm 1625, phái bộ truyền giáo Dòng Tên này ở Đàng Trong đã tập hợp mười nhà truyền giáo từ ba nơi cư trú khác nhau tại Hai Fo ([sic, Fai Fo. tức Hội An, ND]), thương cảng chính của Bồ Đào Nha, 6 Dinh Ciam [Dinh Chiêm, tức Chiêm Thành, thuộc tỉnh Quang Nam, ND] và Nuocman [Nước Mặn, một hải cảng chính của Đàng Trong, cạnh đầm Thị Nại, thuộc phủ Quy Nhơn, ND]; trong khi một mặt trận truyền giáo khác phát triển mạnh ở Đàng Ngoài, cụ thể là ở Kecio [Kẻ Chợ, tức (Hà Nội)], kể từ 1626 do những nỗ lực truyền giáo của Linh Mục Giuliano Baldinòtti 7 , theo sau hoạt động mậu dịch của Macao ngày càng gia tăng trong khu vực.
 
Không thể nói hoặc hiểu tiếng Việt, vị Dòng Tên người Ý đã mời Alexandre de Rhodes đến hỗ trợ ông trong phái bộ mới ở Hà Nội. Ông quay về Macao trong Tháng 7 năm 1626 và từ đó đi đến Đàng Ngoài vào tháng 3 1627, đến cảng Cura Bang [Cửa Bạng, tức Ba Làng, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, ND] để bắt đầu sứ mệnh truyền giáo lớn hơn ở Việt Nam của ông, kéo dài hơn hai năm. Giống như ở Đàng Trong, vị giáo sĩ Dòng Tên đã biếu tặng một số quà lên nhà vua [hay chúa Trịnh?, ND], bao gồm một ‘cuốn sách toán học, bằng vàng và  viết chữ Trung Quốc, tạo cho tôi lý do để nói về các vì sao và bầu trời, và từ đây tôi giới thiệu với nhà vua về Thiên Chúa trên Thiên đàng. ”[111] 8 Dựa trên những khởi đầu thuận lợi này, kinh nghiệm Đàng Ngoài được kể lại với sự lạc quan phóng đại: Alexandre de Rhodes nhấn mạnh rằng ông đã có thể cải đạo 6.000 người (số tròn này là con số có thực, có phẩm chất chứ không phải là một con số nặng về lượng) và một số nhà sư: trong trường hợp này một thành công đầy đe dọa khiến nhà cai trị hoàng gia, chúa Trịnh Tráng lo lắng, e sợ rằng giáo lý Công giáo sẽ làm suy yếu quyền lực dựa trên Nho giáo của vị chủ tể cũng như quyền lực quan liêu của các quan lại.9  Bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài,  ông Rhodes định cư ở Macao cho mười năm, đưa ra bốn lời khấn long trọng vào khoảng năm 1635, học tiếng Nhật và tiếng Trung nhưng không thành công, hoàn thành các bổn phận của 'Cha của các người theo đạo Cơ Đốc' (Pai dos Cristãos), linh mục phụ trách những người mới cải đạo, và giảng dạy Thần học (và có lẽ là Toán học) trong Trường Cao Đẳng St. Paul’s của Dòng Tên.
 
Tháng 2 năm 1640, Alexandre de Rhodes quay lại Việt Nam 'với hy vọng chiến thắng tinh thần của các vị vua' và để khôi phục vương quốc của Chúa Giê-xu Christ trong nước này ' [145], mang theo một số quà tặng phong phú bằng bạc thu thập được tại Macao. Vào đầu năm 1641, sau một năm truyền đạo tôn giáo, chủ yếu ở thị trấn bến cảng của Turan (tức Đà Nẵng ngày nay), vị giáo sĩ Dòng Tên chuyển đến tỉnh Chăm (Ciam), định cư ở Hoài Phố [sic, Fai Fo, tức Hội An, ND] ‘nơi thực hiện giao thông chính của các người Bồ Đào Nha, người Trung Hoa và người Nhật Bản '[156-157]. Sau sáu tháng hoạt động tôn giáo, Alexandre lại bị trục xuất, và vào ngày 2 tháng 7 năm 1641 rời đi trên một chiếc tàu Tây Ban Nha đến Manila. Năm tuần sau đó, vị tu sĩ Dòng Tên có mặt ở Macao, nhưng đã trở lại đất Ciam [Chiêm Thành, Quảng Nam, ND] sau bốn tháng, trên một con  tàu thương mại của Macao, với một người bạn đồng hành, một giáo lý viên (catechist) trẻ người Việt Nam. Ngay lập tức, Rhodes đến thăm quan tổng đốc Ciam ở Hoài Phố [sic, Fai fo, ND], kẻ rất thù địch với những nhà truyền giáo, và đã biếu tặng với ông ta một số món quà đắt tiền, và sau đó đến được triều đình hoàng gia ở Huế cùng với một nhóm thương nhân Macao, trình biếu vị Chúa Nguyễn với 'một số đồng hồ mới được đánh dấu bằng tiếng Trung Hoa ’[185]. Trong hai năm sau đó, Alexandre de Rhodes đã du hành qua hầu hết Đàng Trong, nhưng buộc phải quay trở lại Macao vào cuối năm 1643, trong dịp này, bởi các nhà mậu dịch Macao lo sợ thiệt hại cho công cuộc thương mại có lợi nhuận của họ có thể bị gây ra vì những hoạt động tôn giáo đầy thách thức này, vốn bị phản đối bởi những nhà cai trị địa phương và được thực hiện bởi những nhà truyền giáo từ Macao được vận chuyển bằng các thương thuyền của riêng họ. Trên thực tế, trong thời kỳ này, sau sự thua lỗ năm 1639 về việc buôn bán bạc với số lượng lớn ở Nhật Bản và sự chiếm đóng của Hà Lan tại Malacca năm 1641, giao thương giữa Macao và Đàng Trong gia tăng và đặc biệt có liên quan đến sự phục hồi kinh tế của các khoảnh đất đặc nhượng của Bồ Đào Nha ở Nam Trung Hoa. Các tàu thương mại Macao thương thảo về trà, đồ sứ và các hàng hóa khác của Trung Hoa và hàng hóa chở về chính yếu bao gồm đường — vốn được buôn bán ở Nam Trung Hoa nhưng cũng được gửi đến Ấn Độ — gỗ bàng [?] (eaglewood) [gỗ có nhựa và mùi thơm,dùng để làm hương (nhang),ND] và lụa thô để bán cho người Hà Lan ở Batavia (Nguyễn 2009, tr. 358).
 
Vào những ngày cuối cùng của tháng Giêng năm 1644, vị giáo sĩ Dòng Tên bắt đầu chuyến đi truyền giáo thứ năm và cuối cùng của mình tới Việt Nam, sau đó phải đối mặt với, từ tháng Bảy, một sự ngược đãi trấn áp dẫn đến việc bỏ tù và tử vì đạo của một số tín đồ Thiên Chúa giáo. Bị bắt hai lần trong vài tháng, Alexandre bị kết án tử hình.  Bản án sau đó giảm xuống và thay vào đó lệnh cấm nhập cảnh vĩnh viễn đã được ban hành: Vị giáo sĩ Dòng Tên rời Đàng Trong mãi mãi trên một con tàu thương mại của Macao vào ngày 3 tháng 7 năm 1645. Đến ở Macao vào ngày 23 tháng 7, ông được khuyến cáo một cách quả quyết nên quay trở về Châu Âu.
 
Vào ngày 20 tháng 12 cùng năm, Alexandre de Rhodes khởi hành từ Macao trên một hạm đội tám con tàu của Bồ Đào Nha để trải nghiệm một chuyến du hành tuyệt vời nhất trước khi cuối cùng đến được Rome vào năm 1649. Du hành cùng với một thanh niên Trung Hoa, kẻ đã giả vờ đi học ở châu Âu, vị giáo sĩ Dòng Tên đã đến Malacca, nơi đã thuộc quyền thống trị của Hà Lan, và đã quyết định đi đến Châu Âu bằng cách sử dụng các tuyến hành hải nhanh hơn nhiều của Công Ty V.O.C., vì hạm đội Bồ Đào Nha sẽ dừng lại ở Goa trong vài tháng. Sau khi trải qua 45 ngày ở Malacca và không thể tìm thấy một con tàu đi đến Hà Lan, vị giáo sĩ Dòng Tên quyết định tìm kiếm phương tiện vận chuyển ở Batavia.  Đây là một quyết định tai họa: Alexandre de Rhodes trong tương lai ở lại Jakarta tám tháng, ba tháng trong đó là ở tù [373]. Được tự do, ông đã đến Banten và dùng một thương thuyền của Macao đến Makassar, nhưng sau năm tháng quay trở lại cùng một bến cảng phía tây Java trên một con tàu của Anh Quốc.  Từ đây, một tàu khác của Anh đã vận chuyển vị giáo sĩ Dòng Tên đến Surat, nơi ông đã trải qua bốn tháng. Tiếp theo, một thương thuyền khác của Anh đã đưa ông đến cảng Comoran (Khorramshahr), thuộc Ba Tư (Persia) [403]. Sau đó, vị giáo sĩ Dòng Tên đã chọn cách về châu Âu bằng đường bộ. Ông sớm đến Shiraz, nhưng đã trải qua 30 ngày để tìm thấy Isfahan [406]. Ông đã đợi bốn tháng cho một đoàn thương nhân lữ hành Armenia đưa ông đến Yerevan ‘gần ngọn núi lớn được cho là nơi mà Noah arch [sic, phải là Noah ark, tức chiếc thuyền khổng lồ đã cứu thoát Noah và gia đình, cùng tất cả các sinh vật trên trái đất qua trận đại hồng thủy trong Kinh Thánh, ND] đã tọa lạc sau cơn lũ lụt [417]. Trải qua ba tháng ở Yerevan, Alexandre đi đến Erzurum (Karin) và sau đó đến Tokat, ở Anatolia, thận trọng băng qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ của Đế chế Ottoman [428]. Cuối cùng, sau khi ‘di hành trên đất liền còn thiếu một ngày thì tròn một năm, tôi đã vui sướng đến Smyrna vào ngày 17 tháng 3 năm 1649, sau khi đã vào Ba Tư vào ngày 18 tháng 3 năm trước, 1648 ’[432].  Tại hải cảng Aegean của Smyrna, vị giáo sĩ Dòng Tên bước lên một con tàu thương mại của Genoa đã đưa ông ‘băng ngang toàn thể Biển Địa Trung Hải mà đối với tôi dường như là một hành trình rất ngắn so với những đại dương rộng lớn mà tôi đã vượt qua’[433].  Đến Genova, Alexandre de Rhodes đã trở lại Rome vào ngày 28 tháng 6 năm 1649 [434], hơn 30 năm sau sự ra đi của mình. 
 
 
 
 
Mặt tiền của Nhà Thờ St. Paul của Dòng Tên ở Macao, trong khu phức hợp gồm cả Trường Đại Học Thánh St. Paul,
nơi Alexandre de Rhodes từng cư ngụ nhiều năm, bị hủy hoại trong một trận hỏa hoạn lớn lao năm 1835.  Nay chỉ còn  mặt tiền của nhà thờ chú thích của người dịch).
 

Tại Rôma, vị giáo sĩ Dòng Tên cầu xin sự ủng hộ của Giáo Hoàng để bảo trợ nguồn nhân lực và tài chính cần thiết cho một dự án truyền giáo đổi mới ở Việt Nam mà Alexandre đã dự kiến nằm ngoài sự kiểm soát chính trị và Chế Độ Bảo Trợ của Bồ Đào Nha. Chứng kiến 'sự suy đồi' của sự hiện diện của người Bồ Đào Nha ở phương Đông, được mô tả chi tiết trong lần trở lại Malacca hồi đầu năm 1646, de Rhodes đề xuất một chương trình truyền giáo do Hội Truyền Bá Đức Tin (Propaganda Fide) chỉ đạo, mục đích là tạo ra một tầng lớp giáo sĩ bản xứ Việt Nam. Đề xuất nhận được sự phản đối ngay lập tức của Bồ Đào Nha và sự thờ ơ của bộ máy hành chính của Vatican. Hậu quả, vị giáo sĩ Dòng Tên trở lại Pháp vào năm 1653 và cố gắng thu góp sự trợ giúp chính trị và tài chính từ giới giáo sĩ, quý tộc và các doanh nhân quyền lực của Pháp, phân phối sự tường thuật đã xuất bản của ông về Việt Nam, và thổi phồng sự giàu có của đất nước này  về các đồ gia vị, lụa và các mỏ vàng (Campeau 1979, trang 65-85). Những sự tiếp xúc này đưa đến việc thành lập, vào năm 1659, hiệp hội tiến tới các Phái Bộ Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, nơi đã tìm thấy François Pallu và Pierre Lambert de la Motte, là các tình nguyện viên thế tục đầu tiên được cử đến Đông Dương với tư cách là đại diện Tông tòa, mặc dù họ chỉ có thể đến được Xiêm vào năm 1664.  Chế Độ Bảo Trợ của Bồ Đào Nha ở phương Đông đã bị thách thức và một cuộc đụng độ truyền giáo kéo dài đã nảy sinh như một phần của sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các cường quốc thực dân Châu Âu.  Thật không may, Alexandre de Rhodes không thể tìm thấy bất kỳ phương tiện vận chuyển nào để trở lại Việt Nam, theo đó hiện thực hóa các dự án tôn giáo của mình; thay vào đó ông được giao phó bởi Vatican vào năm 1656 đảm trách một phái bộ ở Ba Tư, nơi ông qua đời vào năm 1660.
 
 
CÁC ẤN PHẨM CỦA ALEXANDRE DE RHODES:
 
SỰ BIÊN TẬP THÀNH CÔNG
 
QUYỂN VOYAGES (CÁC CUỘC DU HÀNH)
 
Mười năm cuối đời của Alexandre de Rhodes phần lớn được dành cho sự xuất bản các tác phẩm của ông. Ngay sau khi trở về Rome, vị giáo sĩ Dòng Tên đã ấn hành tại thành phố giáo hoàng, vào năm 1650, một cuốn hồi ký về chuyến truyền giáo của Dòng Tên ở Đàng Ngoài có nhan đề bằng tiếng Ý là Relazione de’ felici successi della santa da’ padri della Compagnia di Gièsu del Regno di Tunchino.  Cuốn sách này đã được dịch sang tiếng La tinh để xuất bản ở Lyon, năm 1652, với nhan đề Tunchinensis historyæ libri II, quorum altero status temporalis hujus regni, altero mirabiles evangelicæ prædicationis progressus referuntur, coeptæ per patres Societatis Jesu ab anno 1627 ad annum 1646. Cùng năm, một ấn bản tiếng Pháp xuất hiện ở Paris nhưng có tên là Relations des progrès de la foi au royaume de la Cochinchine vers les derniers quartiers du Levant, envoyées au R. P. général de la Compagnie de Jésus, par le P. Alexandre de Rhodes, employé aux missions de ce pays.
 
Năm 1651, được bảo trợ bởi Hội Truyền Bá Đức Tin, Alexandre de Rhodes lại xuất bản ở Rome một quyển Giáo Lý bằng hai thứ tiếng,  tiếng Latinh và tiếng Việt, được phân chia trong tám ngày, có nhan đề Catechismus pro iis qui volunt suscipere Baptismum, in octo dies divisus. Phép giảng tâm ngày cho ké muân chịu phép rửa tội, ma beào đạo thánh đức Chùa blời. Năm sau, năm 1652, Hội Truyền Bá Đức Tin đã biên tập quyển tiểu sử các thánh của De Rhodes về một số Các Vị Tử Đạo Dòng Tên ở Nhật Bản: Breve relatione dellia gloriosa morte, che il P. Antonio Rubino della Comp. di Giesu, Visitatore della provincia del Giappone, e Cina, sofferse nella Gittà di Nangasacchi dello stesso Regno del Giappone, con quatro altri Padri dellia medesima Compagnia, Cioè. Il P. Antonio Pacece, il P. Alberto Micischi, il P. Diego Morales et il P. Francesco Marquez. Con tre Secolari. Về chủ đề này, vào năm 1655, De Rhodes đã dịch sang tiếng Pháp và được in ở Paris bản tường trình của Cha Balthazar Citadelli về các cuộc tử đạo của Dòng Tên ở Nhật Bản: Relation de ce qui s’est passé en l’année 1649, dans les royaumes où les Pères de la Compagnie de Jésus de la province du Japon publient le Saint Évangile. Cũng thuộc thể loại tiểu sử các thánh và các kẻ tận hiến này là tập mà De Rhodes đã xuất bản trước đó bằng tiếng Pháp, vào năm 1653, thông qua một nhà in ở Paris, ca ngợi La glorieuse mort d’André, catéchiste de la Cochinchine, qui a Le Premier versé son sang pour la chorale de Jésus-Christ en cette nouvelle église. Par le P. A. de Rhodes, qui a toujours été présent à cette histoire. 10
 
Bất kể tầm quan trọng lịch sử của những tiêu đề này, tác phẩm được tham khảo nhiều nhất của Alexandre de Rhodes được xuất bản ở Rome, năm 1651: một từ điển ba thứ tiếng Việt-Bồ Đào Nha-La tinh có nhan đề Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum.  Biên dịch gần 8.000 từ tiếng Việt, cuốn từ vựng này thừa nhận một món nợ quan trọng đối với các bản thảo trước đó của các nhà truyền giáo Dòng Tên người Bồ Đào Nha hoạt động tại Việt Nam. Trên thực tế, từ điển chứa một phần dẫn nhập nổi bật về ‘Linguae annamiticae seu Tunchinensi brevis declaration’, nhắc lại công trình mà Francisco de Pina đã biên soạn trước năm 1625 có tiêu đề Manuductio ad linguam tunckinensem (Roland 2002). 11 Phần mở đầu này cũng đề cập đến sự kiện là hai tu sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha, Gaspar do Amaral (1594-1646) 12 và António Barbosa (1594-1647), 13  có để lại quyển từ điển tiếng Việt và tiếng Bồ Đào Nha chưa hoàn tất khi họ chết đi. 14  De Rhodes xây dựng quyển từ điển nổi tiếng của ông trên các nguồn tài liệu có trước này, nhưng ấn phẩm của ông đã trở thành tài liệu tham khảo hàng đầu cho các học giả, nhà truyền giáo và các nhà hành chính thuộc địa sau này để tạo ra một hệ thống chữ viết tiếng Việt mới, dựa trên trên văn tự La-tinh, hệ thống vẫn được sử dụng ngày nay trong ngôn ngữ quốc gia, chữ Quốc Ngữ [tiếng Việt trong nguyên bản, ND]. Ở góc độ này, quyển Từ Điển Dictionary của Alexandre de Rhodes thuộc nhóm sản phẩm tầm vóc lớn hơn của Dòng Tên chứa đựng các thành tựu ngữ học quan trọng ở Châu Á, trong đó bao gồm công trình La Mã hóa tiếng Trung Hoa của Matteo Ricci và về văn phạm [hay ngữ pháp: grammar] chính yếu của tiếng Nhật bởi giáo sĩ gốc Bồ Đào Nha João Rodriguez (1561-1634), nhưng không ở đâu tác động xã hội và chính trị của họ lại sâu sắc và lâu dài như ở Việt Nam. (Zwartjes 2011, trang 290-291).

 

 
Giáo lý bằng hai tiếng La Tinh - Việt Nam, được viết bởi Alexandre de Rhodes
 
 
Trang bìa của quyển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum,
của Alaexandre de Rhodes, xuất bản tại Rome, 1651.

 
Tuy nhiên, quyển Từ Điển ba thứ tiếng không phải là một thành công về mặt biên tập, mà đúng hơn là một tài liệu tham khảo trí thức ngôn ngữ hiếm hoi.  Cuốn sách được ấn hành nhiều nhất bởi De Rhodes là quyển tường thuật bằng tiếng Pháp về các chuyến du hành và các sứ mệnh của ông tại Việt Nam. Ấn bản đầu tiên ra mắt ở Paris, vào năm 1653, mang tên Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine et autres royaumes de l’Orient, avec son retour en Europe par la Perse et l’Arménie. Cuốn sách được lưu hành trong giới tinh hoa văn chương tôn giáo, quý tộc và trọng thương của Pháp đến mức được tái bản vào các năm 1656, 1666, 1681, 1682, 1688 và 1703. Năm 1854, giáo sĩ Dòng Tên August Carayon (1813-1874), một nhà sử học và thư tịch học quan trọng, đã xuất bản ở Paris, một ấn bản phê bình dứt khoát, đối chiếu và kiểu chính tất cả các ấn bản của thế kỷ 17 trước đó. Bốn năm sau, ấn bản này được dịch sang tiếng Đức và được xuất bản ở Freeburg, trong năm 1858.15 Cuối cùng, vào năm 1884, giáo sĩ Dòng Tên Henri Gourdin đã xuất bản lại ấn bản phê bình của Carayon, bổ túc một biểu đồ quý giá về tất cả các chuyến du hành của Alexandre de Rhodes.16
 
Bài viết này nghiên cứu quyển Voyages: Các Chuyến Du Hành thông qua ấn bản phê bình của Cha August Carayon, nhằm mục đích chủ yếu để tìm hiểu sự mô tả độc lập của ông về  Macao, tác phẩm đầu tiên của một tác giả người Pháp, được trình bày trong Chương 15 với tiêu đề ‘Mon séjour d’un an dans Macao, ville de la Chine, tenue par Les Portugais.’ (Một năm lưu trú của tôi tại Macao, Thị trấn của Trung Quốc, được trấn giữ bởi người Bồ Đào Nha). Tuy nhiên, để nghiên cứu đầy đủ bản gốc của văn bản này, cần phải tóm tắt sự thuyết trình về các chuyến du hành của vị giáo sĩ Dòng Tên và sự trình bày tổng quát của ông về Trung Hoa.
 
 
CÁC CHUYẾN DU HÀNH
TRUYỀN ĐẠO CÔNG GIÁO
GIỮA ÂU CHÂU VÀ PHƯƠNG ĐÔNG
TRONG THẾ KỶ THỨ 17:
CÁC LẦN CẬP BẾN TỐT LÀNH VÀ
CÁC CUỘC QUAY VỀ ĐẦY BIẾN ĐỔI
 
Được sắp xếp thành ba chủ đề chính — ‘Chuyến du hành từ La Mã đến Trung Quốc '(15 chương),' Sứ mênh ở Đàng Ngoài và Đàng Trong '(51 chương), và' Trở về Rome từ Trung Hoa ’(19 chương) —quyển Voyages (Các Chuyến Du Hành) là một văn bản tổng hợp, tham dụng các thể loại văn học khác nhau. Các văn bản kết hợp biên niên sử tôn giáo với các sự phần viết về tiểu sử các vị thánh, trong khi các bài học về sự tận hiến thường trực lan tỏa một tài liệu du lịch không được thừa nhận, mặc dù có mặt khắp nơi. Trên thực tế, mặc dù có  sự phổ biến gia tăng trong cùng thời đai các sự tường trình du lịch trong khối độc giả châu Âu, vị giáo sĩ Dòng Tên người Pháp né tránh sự liên kết thể loại này, giải thích trong phần giới thiệu cuốn sách của ông rằng
 
Tôi khen ngợi ý định của rất nhiều nhân vật tuyệt vời, sau khi đi du lịch ở nhiều nơi trên thế giới, đã viết những cuốn sách tuyệt đẹp, trong đó họ nói lên tất cả những thứ họ đã nhận thấy và trao tặng cho những người không đủ nghị lực cũng như không có thiên hướng rời khỏi nhà của mình, nơi họ cảm thấy thoải mái, để vượt qua biển cả một cách an toàn, và sẽ hiện diện ở tất cả các thành phố đẹp đẽ nhất trên thế giới mà không đánh mất sự yên nghỉ của họ. [2]
 
Quyển Voyages của vị giáo sĩ Dòng Tên thực sự cũng là một văn bản tường thuật du lịch, cắm neo một cách vững chắc vào các vốn liếng bất thường trong thể loại văn học này, nhưng các nhận xét trong phần giới thiệu về độc giả nhấn mạnh một ngôn từ sùng kính thông qua đó, việc du hành trở thành một thách thức đối với đức tin Công giáo trải qua các mối đe dọa của các không gian kỳ lạ và ma quỷ, chỉ được vượt qua bằng sự tận hiến, các sự rèn luyện tinh thần và các phép lạ: một biểu hiện thực sự của tính chiến đấu tôn giáo toàn cầu của ‘các dặm đường của Thiên Chúa: Christus miles’ mà Hội Thừa Sai Dòng Tên: Society of Jesus đang lan truyền trên toàn thế giới. Chính vì thế, phần giới thiệu kết luận một cách trung thực rằng:
 
Đối với tôi, tôi thú nhận rằng tôi không có tinh thần, và tôi chưa bao giờ có ý định viết ra những cuốn sách hay đẹp này hoặc làm giàu từ những nhận xét này: toàn bộ yêu cầu của tôi trong các chuyến du hành của mình là sự vinh quang của Đấng Christ, là vị thuyền trưởng tốt của tôi, và sự thu nhận các linh hồn là cuộc chinh phục của Ngài. Tôi đã không du hành để trở nên giàu có, để được học hỏi, hoặc để tiêu khiển cho bản thân. [3]
 
Quyển Voyages của Alexandre de Rhodes biến việc du hành một cách có hệ thống thành một cuộc hành hương và chiến đấu liên tục để bảo vệ giáo lý Công giáo và sự phổ quát toàn cầu của nó, và chiến lược trần thuật này được cung ứng cho các độc giả từ lúc bắt đầu sự tường trình các chuyến du hành.  Do đó, trước khi rời Rome, năm 1618, vị giáo sĩ Dòng Tên đến thăm nhà thờ Đức Mẹ Loreto (Our Lady of Loreto) và giao thác sứ mệnh của mình dưới sự bảo vệ Đức Mẹ Đồng Trinh (the Virgin). Sau đó, ông đã quyết định dành vài ngày tại Milan để tham gia các lễ hội tôn giáo nhằm vinh danh Thánh Charles Borromeo (1538-1584), được phong chân phước năm 1602 và được phong thánh gần đây vào năm 1610. Vận dụng bài học chiến đấu của nhân vật hàng đầu này trong phong trào Phản Cải Cách Công Giáo (Catholic Counter-Reformation) vốn có ảnh hưởng rộng rãi trong Hội Thừa Sai Dòng Tên, vị giáo sĩ Dòng Tên đã cảm ơn vị tân thánh người Ý cho cuộc vượt qua an toàn sau đó dãy núi Alps, ‘ngập đầy băng tuyết’ [8].
 
Tờ bìa của quyển Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine et autres royaumes de l’Orient, xuất bản tại Paris, 1653.
 
 
Kế đó, hành trình thực sự dẫn De Rhodes đến Avignon, nơi ông gặp gỡ và chia tay cha mẹ mình, trong một sự kiện mở đầu cho một loạt liên tục các thử thách hiểm nghèo và các nguy cơ đến cho khi tới Macao hơn bốn năm sau sự khởi hành từ Rome. Vì thế, đi xuống sông Rhône từ Lyon, vị giáo sĩ Dòng Tên phải đối mặt với sự đe dọa đầu tiên của vô số mối đe dọa được xướng lên bởi đức tin và các lời cầu nguyện trong suốt chuyến đi dài lâu của ông:
 
Tôi thấy mình có nguy cơ phải kết thúc các chuyến đi của mình: ... một số người theo thuyết Calvin rất xấc xược đã bắt đầu ngay lập tức đọc to một cuốn sách dị giáo, cuốn sách chứa hàng nghìn lời báng bổ chống lại những điều huyền nhiệm thiêng liêng của đạo Công giáo '[8]
 
Nhớ lại hành động chống đối Tin Lành kiên quyết của cựu tổng giám mục Milan, St Charles Borromeo, De Rhodes bác bỏ 'các kẻ theo dị giáo' và bị đe dọa ném xuống nước, nhưng đã thoát nạn với sự hỗ trợ tích cực của các hành khách Công giáo khác. Cuộc hành hương tiếp tục trên khắp Tây Ban Nha: vị giáo sĩ Dòng Tên đã đến thăm hang động nơi cải đạo của Thánh Ignatius of Loyola, ở Manrèse, và nơi trú náu vĩ đại của Đức Mẹ Our Lady of Montserrat, ở Barcelona. Né tránh Madrid, bởi đang diễn ra cuộc Chiến Tranh Ba Mươi Năm (Thirty Years War), đặt Triều Đại Habsburg của Tây Ban Nha-Áo đối đầu với nước và sau này là Các Tỉnh Thống Nhất của Holand (United Provinces of Holand) mới được thành lâp, De Rhodes đã du hành về phía đền thờ thời trung cổ thuộc vùng nói phương ngữ Castilian của Đức Mẹ Guadalupe (Our Lady of Guadalupe), ở Extremadura, ủy thác một lần nữa sứ mệnh của ông dưới sự can thiệp của Đức Mẹ Maria, một chủ đề nhiều lần được khắc họa đầy cảm xúc trong quyển Voyages.
 
Đến Bồ Đào Nha, văn bản trở lại định dạng du lịch rõ ràng có thể được thừa nhận trong sự mô tả toàn cảnh của Lisbon:
 
Lisbon là một thành phố nổi tiếng khắp Châu Âu đến mức tôi không cần thiết phải nói gì về sự vĩ đại hoặc vẻ đẹp của nó. Kích thước của nó dường như là kém hơn một chút so với Milan nhưng tôi được biết rằng có bốn trăm nghìn linh hồn. Hải cảng đẹp tuyệt vời, nhưng lối vào thì khó khăn. Luôn có nhiều tàu, và bến tàu thì tráng lệ biết bao, nó rất dài và thuận tiện cho việc buôn bán và giải trí.  Chúng tôi có trong thành phố xinh đẹp này bốn ngôi nhà, nơi các linh mục của chúng tôi tạo ra một cách hữu ích tất những gì có tính chất độc đáo của dòng tu chúng tôi, thường bao gồm mọi thứ có thể được sử dụng để cứu rỗi những linh hồn. Tôi đã tạm trú khoảng hai tháng, trong thời gian đó tôi đã chăm sóc mọi người Pháp mà tôi có thể gặp được. [12]
 
Rời Lisbon vào ngày 4 tháng 4 năm 1619 trên con tàu của thuyền trưởng hạm đội, Francisco de Lima, 17 vị giáo sĩ Dòng Tên đã ôm lấy một sứ mệnh truyền giáo thực sự hàng ngày thu hút một thủy thủ đoàn gồm 400 người đàn ông (như thường lệ, không có một phụ nữ nào trên chiếc tàu này). Alexandre de Rhodes tóm tắt về các nhiệm vụ tôn giáo của mình trong việc giải thích nghi thức tế lễ thường ngày:
 
Mọi ngày, ít nhất một người trong chúng tôi làm lễ Mát [mass, lễ ban thánh thể, ND], miễn là không có một cơn bão có thể ngăn cản chúng tôi. Sau bữa tối, chúng tôi luôn đọc một bài giáo lý dài mà tất cả mọi người đều tham dự, và thậm chí thuyền trưởng của tàu, Francis Lirea [Lima], nhân vật ở trong trạng thái tuyệt hảo và rất thế lực  ở Bồ Đào Nha, là người đầu tiên tham dự, và rất cẩn thận để không ai bỏ lỡ nó nếu không bị bận rộn ở nơi nào khác. Chúng tôi đã cố gắng để làm cho chúng tôi được yêu mến bởi tất cả thủy thủ đoàn tuyệt vời gồm bốn trăm người, mỗi người phục vụ một cách thân thiện. Tàu của chúng tôi trông giống như một tu viện nổi, và Chúa đã ban cho chúng tôi ân sủng khi mọi việc đều theo trật tự: chúng tôi đã không nghe thấy bất kỳ lời chửi thề, cãi vã hoặc bất mãn nào; nhiều người xưng tội thường xuyên, và trong cuộc hành trình sáu tháng chúng tôi đã tổ chức năm cuộc hiệp thông chung cho tất cả những người đã ở với chúng tôi trong các ngày tôn giáo trọng yếu. [15]
 
Tuy nhiên, môi trường lý tưởng hóa này thường xuyên bị thách thức bởi những nguy cơ đa dạng của sự hải hành đại dương thời đại đó: các mối đe dọa luôn là các thách thức bị đánh bại bởi một đức tin Công giáo mạnh mẽ và lòng sùng kính sâu xa Đức Mẹ Đồng Trinh và các Thánh. Giữa một vài tình tiết, sau khi vượt qua Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) một cách an toàn, đoàn tàu phải đối mặt với một cơn bão lớn:
 
Hy vọng của chúng tôi đã sớm chuyển thành nỗi sợ hãi, và gần như tuyệt vọng sẽ không bao giờ nhìn thấy Goa, bởi vào ngày hai mươi lăm tháng Bảy, một cơn bão nổi lên rất dữ dội và quá lâu dài đến nỗi chúng tôi không nghĩ gì hơn ngoài Thiên đường  Những con sóng đánh đập chúng tôi một cách dữ dội đến nỗi chúng tôi hầu như vẫn bị chôn vùi trong nước. Chúng tôi, tuy nhiên, không đánh mất niềm tin cậy của chúng tôi vào Đức Chúa Trời và Đức Mẹ Đồng Trinh vẻ vang, mà chúng tôi luôn nhân đôi lời cầu nguyện của mình, điều, nhờ sự tốt lành của Đức Chúa Trời, đã được đáp lại sau mười tám ngày đầy bão tố, và, vào ngày của Thánh St. Clare, những đám mây vẫn rất lớn, đến buổi sáng đã tiêu tan, khí trời trong sáng, biển trở nên dịu hiền: làn gió thuận hòa buộc tất cả chúng tôi phải nhận biết rằng Đức Chúa Trời, Đấng khiến những cơn bão phải tuân phục, đã giang bàn tay của Ngài. [17]
 
Sau khi đến Goa, và bất chấp một vài mối đe dọa hải hành mạnh mẽ khác luôn được khắc phục bằng đức tin và lời cầu nguyện, văn bản đi theo thể loại quy phạm văn học du lịch mô tả thị trấn mới được quan sát, đã so sánh một cách thuận tiện, hầu giúp người đọc có một sự hiểu biết tốt hơn, với một số các thành phố lịch sử to lớn của Pháp:
 
Goa là một thành phố rất đẹp mà người Bồ Đào Nha chiếm hữu trên Ấn Độ Dương và nằm trong khu vực khô và nóng, mười lăm độ bắc xích đạo, nhưng nó không ngừng là nơi rất tiện lợi cho sức khỏe, đầy đủ tất cả những thú vui chính của Châu Âu, và một vài điều thích thú khác của riêng nó. Nó được bao quanh một phần bởi biển, một phần bởi một con sông, khép kín nó như một hòn đảo trong một khu vực có chu vi dài ba dặm, vững chắc và dễ chịu một cách tuyệt diệu. Nó có thể so sánh với các thành phố đẹp nhất của chúng ta, và kích thước của nó ngang bằng với Lyon và Rouen, các bức tường chắc chắn giống như các công sự phòng thủ thường lệ, và có một tòa thành đầy ắp đồ dự trữ. Các các tòa nhà đẹp đẽ, đặc biệt là các nhà thờ thì lớn và được trang trí rất đẹp. [20]
 
Đoạn tóm tắt rất ngắn này không hơn gì một khúc dạo đầu cho một vài trang dành riêng để tham chiếu về người cha sáng lập ra các phái bộ truyền giáo Dòng Tên ở phương Đông, Thánh Phanxicô Xaviê: St. Francis Xavier ( (1505-1552). Không phải không có sự phóng đại đáng kể và hiển nhiên, thường thấy trong những chuyện kể  của Cơ đốc giáo, Goa chủ yếu được trình bày trong sự tường thuật của De Rhodes là một nơi duy nhất mà sứ đồ vĩ đại của Ấn Độ, Thánh Phanxicô Xaviê bắt đầu cuộc chinh phục của mình, lấp đầy toàn thể những vương quốc này những người theo đạo Thiên chúa và Thiên đường của các vị thánh.  Điều được tường thuật rằng ở đó ông đã làm lễ rửa tội bằng chính tay mình cho ít nhất từ ba đến bốn trăm nghìn người. Trong một lá thư tông đồ của ông ấy, chúng ta hay biết rằng trong một năm ông đà rửa tội cho một trăm nghìn người. Trong mười năm, ông đã rong ruổi và rao giảng về Chúa Giê-xu Christ tại ba trăm vương quốc. [21]
 
Sau hai năm rưỡi ở Goa, Alexandre de Rhodes khởi hành đến Malacca xuyên qua Cochin và Ceylon, đối mặt với một mối đe dọa hàng hải nghiêm trọng khác, đã vượt qua không chỉ bằng lời cầu nguyện mà còn bằng phép màu tuyệt diệu. Băng qua mũi đất được đặt tên bởi các thủy thủ Bồ Đào Nha là ‘Rachado’, con tàu mắc cạn trên một bãi cát và trở nên bất động:
 
Chúng tôi không có hy vọng thoát ra bằng nỗ lực của con người và viên thuyền trưởng đã tuyệt vọng, và khóc lóc thống thiết rằng ông đã hết hy vọng. Tôi đã mang lai cho ông ta  sự can đảm và cho tất cả các thủy thủ, nói với họ rằng Chúa sẽ giúp chúng tôi qua lời cầu nguyện của Đức Mẹ linh thiêng của Ngài, và tôi yêu cầu tất cả họ hãy cầu nguyện, điều mà họ đã làm rất thành kính.  Tôi may mắn có được trong hòm đựng thánh tích của mình một sợi tóc của Đức Mẹ Đồng Trinh thiêng liêng. Tôi lấy sợi tóc ra, buộc nó bằng một sợi dây dài, và nhúng nó xuống biển.  Điều đã xảy ra là một sự kỳ diệu hiển nhiên: ngay sau khi chúng tôi cầu nguyện Cha của chúng tôi và chào đón Đức Mẹ Maria (Pater and Ave Maria), con tàu của chúng tôi, không ai làm gì nó, sau một thời gian dài bất động, rời khỏi bãi cát với sức mạnh tột độ, và được đẩy ra biển. Mọi người đều khóc với sự sung sướng và ngạc nhiên; chúng tôi đã hôn nhau, và xúc động với ân sủng mà chúng tôi vừa nhận được, chúng tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của mình trong một lời cảm ơn thân thiết mà chúng tôi đã gửi nó đến vị Nữ Hoàng Biển Cả vĩ đại, kẻ giải thoát đáng kính của chúng tôi. [43-44]
 
Đến Malacca an toàn, nơi ông đã ở chín tháng, vị giáo sĩ Dòng Tên mô tả ngắn gọn về thị trấn, mặc dù ông biết, vào năm 1653, khi ấn bản đầu tiên của quyển Voyages được in ra, rằng vùng đất thuộc Bồ Đào Nha đã nằm dưới quyền kiểm soát của Hà Lan kiểm soát từ năm 1641:
 
Malacca là một thành phố trên đất liền, đối diện với đảo Sumatra, và có một trong những hải cảng tốt nhất của Ấn Độ, có thể được cập bến mọi lúc của năm, điều gì đó không thể tìm thấy ở Goa, Surat hoặc Cochin, tôi cũng không biết bất kỳ cảng nào khác ở miền đông Ấn Độ: không ai có thể tiến vào những bến cảng này kể từ đầu tháng 6 cho đến cuối tháng 9, bởi vì những cơn gió kéo dài trong bốn tháng khiến việc ra vào bến cảng không thể thực hiện được, hơn nữa, các làn sóng mang cát ập vào các cảng đến nỗi chúng phải đóng cửa hoàn toàn cho đến khi gió bắt đầu thổi ngược về hướng bên kia vào tháng 10, đẩy tất cả cát ra biển, và mở lại các cảng.  Những bất tiện này không được tìm thấy trong cảng Malacca, vì nó luôn thuận tiện cho các tàu cập bến và lượng lưu thông rất lớn.  Chúng tôi từng gọi thị trấn là Aurea-Chersoneslis [Aurea Chersonesus hay ‘Bán đảo vàng’], và ở đây nhập về lụa và vải của Trung Quốc, mọi loại hàng thực phẩm và các mặt hàng phong phú khác của Phương Đông. Các Người Bồ Đào Nha chinh phục thị trấn một trăm năm trước đây hoặc lâu hơn từ vị vua của dân tộc Achenese [thuộc Aceh, vùng cực bắc của đảo Sumatra, Indonesia ngày nay, ND], khi đó thường bị đánh bại bởi biển và đất, và giữ nó một cách hòa bình cho đến khi người Hà Lan trục xuất họ một cách khốn khổ. [45]
 
Bất kể liên minh chính trị và quân sự trong thời kỳ này giữa Pháp và Hà Lan chống lại Nhà Vua Tây Ban Nha, một người cũng cai trị Bồ Đào Nha cho đến năm 1640, Alexandre de Rhodes không che giấu sự thù địch sâu sắc của mình đối với người Hà Lan ‘dị giáo’ và nhắc lại niềm vui lớn lao của mình ở Malacca khi ông nhận được báo cáo về thất bại của Hà Lan ở Macao, vào năm 1622: ‘tin mừng này lấp đầy niềm vui cho tất cả người Ấn Độ; chúng tôi đốt lửa vui mừng và cử hành các đám tang để tạ ơn vì lợi ích to lớn này. ”[52] Vẫn dưới mối đe dọa của Hà Lan, De Rhodes đã đi từ Malacca đến Macao, vào năm 1623, thoát khỏi sự đe dọa từ các tàu của họ nhờ trước sự can thiệp của Thánh Antôn:
 
Cuối cùng, sau chín tháng chờ đợi để lấy lộ trình thích hợp đến Trung Quốc, Cha António Cardim và tôi bước vào một con tàu  rất tốt đi Macao.  Cuộc hành trình chỉ kéo dài một tháng, nhưng chúng tôi đã trốn thoát một nguy cơ lớn được thực hiện bởi người Hà Lan. Chúng tôi gặp bốn tàu của họ trên bờ biển Ciampia [xứ Chàm, ND] đã theo đuổi chúng tôi một cách ráo riết. Chúng tôi không thể trốn thoát, nhưng màn đêm may mắn đã xảy ra, điều này đã cho chúng tôi thời gian để lùi lại và giúp chúng tôi ẩn mình tại cảng của một hòn đảo nhỏ mà chúng tôi đã đi qua. Việc này đã thành công rất tốt, bởi vì người Hà Lan, tin rằng chúng tôi đang đi đến Trung Quốc, đã theo dõi chúng tôi trên lộ trình này, nơi họ không thể gặp chúng tôi. Tôi cho rằng sự thành công này là nhờ sự can thiệp tốt đẹp của Thánh St. Anthony of Padua [tức Thánh Anthony của Lisbon, một linh mục Công Giáo người Bồ Đào Nha và thuộc dòng Franciscan, ND], người mà chúng ta đã cầu khẩn trong cơn nguy hiểm đặt chúng tôi vào nỗi tuyệt vọng phải chạy trốn. '[53-54]
 
Sự cập bến tốt lành ở Macao, vào ngày 20 tháng 5 năm 1623, và hơn hai thập kỷ truyền giáo trong Nam Trung Hoa và Việt Nam, được thuật lại thông qua một chuỗi sự việc sống động của những các sự can thiệp nhiệm màu ủng hộ đức tin Công giáo, trái ngược với cuộc hành trình hồi hương về Rome kéo dài từ 1645 đến 1649 qua các vùng lãnh thổ nơi Công giáo bị bao vây, tấn công hoặc bị phớt lờ. Cuộc quay về tương phản chứng kiến ​​các sự biến đổi thương mại và chính trị hiện đại của thế giới: sự bành trướng mạnh mẽ của sự hiện diện của Hà Lan ở Đông Nam Á (cũng như ở Brazil trong một số thập kỷ) và suy đồi của Bồ Đào Nha; sự đột nhập của cuộc tấn công mậu dịch của Anh quốc ở Châu Á, cụ thể là ở Ấn Độ, nơi mà Công Ty Đông Ấn East India Company) được thành lập vững chắc tại Surat từ năm 1615; sự hồi sinh mạnh mẽ của Đế chế Ottoman, thông qua các cuộc chinh phục Yerevan [thủ đô của Armenia, ND] (1635), Baghdad (1639), sự mở rộng ảnh hưởng của nó ở miền Bắc Châu Phi và các liên minh chiến lược với Venice, đã gia tăng sự hiện diện mậu dịch ở phía Đông Địa Trung Hải, Hắc Hải (Black Sea), Hồng Hải (Red Sea) và Vịnh Ba Tư, trở thành một đối thủ cạnh tranh thương mại quốc tế quan trọng.  Cùng lúc, De Rhodes đã để lại một đế chế Trung Hoa gần như hoàn toàn do nhà Thanh kiểm soát, bất kể còn một số sự kháng cự của Nhà Minh ở Phía Nam, và một nước Nhật Bản thống nhất. Đây là những thay đổi mà đế chế hàng hải Bồ Đào Nha tại phương đông không đáp ứng được, đánh mất vĩnh viễn những thành trì quan trọng nhất góp phần cho sự kiểm soát mậu dịch hàng giữa Nam Trung Quốc, Đông Nam Châu Á và Ấn Độ Dương. Vị giáo sĩ Dòng Tên chứng kiến ​​sự ‘suy đồi’ của Bồ Đào Nha này — một chủ đề của một số tranh cãi trong học thuật— khi bắt đầu chuyến hành trình trở về của ông đến cảng Malacca chiến lược:
 
Sau hai mươi lăm ngày lênh đênh trên biển, chúng tôi đã đến Malacca một cách an toàn vào ngày 14 tháng 1 năm 1646. Tôi phải thú nhận rằng khi tôi bước vào thành phố, nước mắt tôi trào ra: đó là ngày mà người Hà Lan tổ chức các cuộc lễ lớn lao kỷ niệm ngày chiếm hữu thành phố, mới chỉ có sáu năm [thực tế là năm năm]. Ai đó đã nói với chúng tôi rằng khi người Hà Lan tấn công, ở bên trong chỉ có 25 người Bồ Đào Nha, những kẻ đã kháng cự lâu dài, nhưng khi thấy rằng họ không thấy bất kỳ sự giúp đỡ nào từ Goa được gửi đến cho họ, một nửa đã chết vì đói, họ buộc phải từ bỏ nơi chốn tuyệt đẹp cho những kẻ tấn công, những người đã tấn công mạnh mẽ, và tàn sát mạnh mẽ giữa nhiều người Công giáo tốt lành, đã chết một cách vinh quang ở đó để bảo vệ quê hương của họ. Lễ kỷ niệm này rất bi thảm đối với chúng tôi, và khi tôi đi trên khắp những con phố đó, tôi thấy tất cả các biểu tượng của tôn giáo chân chính hoàn toàn bị xóa bỏ. Tôi thú nhận rằng tôi đã có trái tim đau đớn nặng nề khi chứng kiến sự thay đổi cực độ so với những gì tôi thấy hai mươi ba năm trước đây ở thành phố xinh đẹp này, nơi tôi sống trong chín tháng tại trường cao đẳng của chúng tôi, được xây dựng trên một ngọn đồi rất thú vị. Chao ôi! Nhà thờ của chúng tôi nơi đây dành riêng cho Đức Mẹ Thiên Chúa vinh quang, nơi mà Thánh Xavier vĩ đại đã thường xuyên thuyết giảng, và nơi ông đã làm nên những điều kỳ diệu vĩ đại biết bao, khi đó đã bị dùng cho việc rao giảng của những kẻ dị giáo, và ném ra hàng ngàn lời báng bổ chống lại Đức Mẹ Đồng Trinh và các Thánh. [341-342]
 
Tiếp theo, sau khi chuyển đến Batavia, Banten, Makassar và quay trở lại Banten, Alexandre de Rhodes khám phá hoạt động mậu dịch Phương Đông sầm uất của Công ty Đông Ấn của Anh mới hiện diện, tiếp cận các con tàu của công ty tại Surat  để tìm nơi trú ẩn ấm áp trong bốn tháng tại nhà máy của công ty. Cũng chính một con tàu mậu dịch của Anh đã dẫn vị giáo sĩ Dòng Tên đến Vịnh Ba Tư (Persian Gulf), nơi công ty Anh đã cố gắng, trong thời kỳ này, để xây dựng các liên minh thương mại mới. Đi du lịch trong thời khoảng chỉ thiêu một ngày thì tròn một năm trên đất liền, De Rhodes trước tiên đã gặp được sự hùng vĩ của triều đại Safavid của Ba Tư  [cai trị từ khoảng 1500 đến 1736, ND) đang ở thời cực thịnh, khi nó có thể kiểm soát hầu hết Iran và Iraq hiện đại, phần lớn lãnh thổ của Azerbaijan, Armenia và một phần của Georgia, Afghanistan, Tajikistan và Turkmenistan. Vị giáo sĩ Dòng Tên ngạc nhiên bởi sự hiện diện mậu dịch ngày càng gia tăng của Anh ở các cảng chính của vùng Vịnh và sự khoan dung tôn giáo của Đế Chế Ba Tư khiến ông nghĩ có thể trở thành lĩnh vực truyền giáo quan trọng của Công giáo.  Sự ngạc nhiên thậm chí còn lớn hơn khi De Rhodes vượt qua đế quốc Ottoman trong 40 ngày: ‘chúng tôi đã di hành trong bốn mươi ngày qua vùng đất của người Thổ Nhĩ Kỳ, các kẻ chưa bao giờ coi thường tôi:họ thường yêu cầu tôi cầu nguyện với Chúa cho những đứa con bệnh tật của họ, việc tôi đã làm một cách sung sướng; và một lần tôi nhìn thấy một bé gái sắp chết, và lấy cớ tắm rửa cho bé gái ấy với nước ấm, tôi đã rửa tội cho cô bé, thốt ra những lời bí tích một cách bí mật, và cô bé đã chết như một đứa trẻ: tôi có niềm an ủi là đã mở cửa của thiên đàng bởi phép bí tích. '[431]  Cuối cùng khi đến Smyrna [hải cảng miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ, tại Vịnh Izmir Gulf, ND], vị giáo sĩ Dòng Tên đã gặp một số linh mục người Pháp đầy kinh ngạc, các kẻ có một trú sở ở cảng Ottoman và đã cử hành các lễ hội Phục Sinh cùng với họ. Bất kể lòng khoan dung tôn giáo của các đế chế Safavid và Ottoman, ông trở lại Rome và đến nhà thờ Đức Mẹ của Loretto. Vị giáo sĩ Dòng Tên kết thúc các nhận xét cuối cùng của mình với câu văn chính thống:
 
Sau hành trình ba năm rưỡi vượt qua quá nhiều nguy hiểm trên đất liền và trên biển, như các trận bão, rất nhiều vụ đắm tàu, các nhà tù, các vùng sa mạc, các kẻ man rợ, những người ngoại giáo, dị giáo và rất nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ, luôn được cưu mang dưới đôi cánh của Chúa quan phòng, Đấng đã phòng vệ và đã bảo tồn tôi bằng tấm lòng tử tế đặc biệt biết bao, tôi thấy bản thân mình mạnh mẽ hơn và dọn mình một lần nữa cho mọi công việc như khi tôi rời Rome, 31 năm trước, để đi Ấn Độ [434-435].
 
 
 
 
Mô Tả Trung Hoa
 
Mô tả của Alexandre de Rhodes về Trung Hoa là một phần quan trọng trong quyển Voyages của ông, bao gồm bốn các chương liên tiếp: ‘một số nhận xét cụ thể của vương quốc Trung Hoa (chương XI, trang 55-57); ' sự giàu có của Trung Hoa ’(chương XII, trang 58-60); ‘Việc dùng trà, điều rất phổ biến ở Trung Hoa '(chương XIII, trang 61-65); ‘Tôn giáo và các tập tục của Trung Hoa’ (chương XIV, trang 66-70).  Các chương này được nhất thống thông qua một lập luận đơn giản về thẩm quyền: vị giáo sĩ Dòng Tên tuyên nhận có kiến ​​thức thực sự về quốc gia dựa trên ‘mười hai năm ở Trung Hoa.’ [55] Văn bản tường thuật, tuy nhiên, khá tổng quát và tuân theo sự thẩm định tích cực quen thuộc của Dòng Tên thế kỷ 17 về Đế chế Trung Tâm. 'Các nhận xét cụ thể' về Trung Hoa bắt đầu với những cứu xét toàn cảnh, mặc dù biểu lộ một số lời chỉ trích 'tâm lý', về sự vĩ đại của Trung Hoa:
 
Nó được chia thành năm tỉnh, nói cho đúng, mỗi tỉnh đều là một vương quốc rất lớn; đồng thời, phạm vi rộng lớn của đất nước họ và sự phong phú của hàng hóa đã khiến họ trở nên quá kiêu ngạo đến nỗi họ tin rằng Trung Quốc là tất cả những gì đẹp nhất trên trái đất, và họ ngạc nhiên khi nhìn thấy bản đồ thế giới của chúng ta, trong đó vương quốc của họ có vẻ quá nhỏ so với phần còn lại của thế giới. Họ thể hiện nó [Trung Hoa] rất khác biệt, bởi vì trong họa đồ của họ, họ miêu tả một thế giới hình vuông, đặt Trung Hoa ở giữa (được gọi là Chon-coc (Trung Quốc), có nghĩa là vương quốc nằm ở giữa), vẽ biển nằm bên dưới, trong đó họ vẽ một số các đảo nhỏ: một là Châu Âu, một là Châu Phi, và còn lại là Nhật Bản. Những gì chúng tôi đã làm là cho họ thấy rằng họ kém hiểu biết hơn nhiều so với chúng tôi. [55-56]
 
Các ghi nhận giới thiệu này được tuân theo, như thường lệ trong các hồi ký thế kỷ 17 của Dòng Tên, bởi một sự thẩm định cởi mở đáng ngạc nhiên, năng về phẩm chất hơn nhiều so với số lượng thực tế, về sức mạnh nhân khẩu học của Trung Hoa:
 
Người dân của vương quốc này rất nhiều, tôi không nghĩ rằng mình đã nhầm nếu tôi nói rằng chỉ ở Trung Hoa, dân số gấp đôi số người của toàn bộ Châu Âu; những người đã đi đến chỗ tận cùng của đế chế này nói điều có vẻ khó tin về các thành phố lớn là Bắc Kinh, Nam Kinh và Hancheau [Hàng Châu], các nơi họ nói rằng có bốn triệu người ở mỗi thành phố. Tôi không thể nói bất cứ điều gì bởi vì tôi đã không đi xa đến thế tại đất nước này, nhưng tôi đã thấy thành phố Canton (Quảng Châu), thành phố lớn thứ tư ở Trung Hoa, nơi tôi đã tìm thấy vô số người và rất lớn; thị trấn rất rộng và luôn có những con phố đông đúc đến nỗi tôi gặp khó khăn khi vượt qua. Và điều làm tôi ngạc nhiên nhất là tất cả các con sông đều là nơi sinh sống y như vùng đất liền. Có một con sông trong thành phố Quảng Châu rộng hai dặm; tôi đã thấy thị trấn được bao phủ bởi những con thuyền có cột buồm trông như một khu rừng rậm, và tôi nghĩ rằng có ít nhất đến hai mươi nghìn chiếc thuyền với các đường phố được phân chia, qua đó các thuyền chuyên chở mọi thứ cần thiết cho những người sống trong những ngôi nhà thuyền. [56-57]
 
Alexandre de Rhodes kết thúc chương này về ước tính dân số Trung Hoa là 250 triệu người và gợi ý rằng mỗi năm có ít nhất năm triệu linh hồn ‘đi xuống hỏa ngục, và chúng tôi chỉ biết khoanh tay [đứng im], đó là một sự xấu hổ lớn lao mà Đấng Christ phải gánh chịu. '[57]
 
Chương tiếp theo về sự giàu có của Trung Quốc mở ra một lần nữa với những khái quát toàn cảnh hơn:‘Sự giàu có của đất nước này là rất nhiều: có một số mỏ vàng, một lượng lớn tơ rất mịn, với chúng chúng ta đã tạo ra những loại vải tuyệt đẹp này từ Trung Hoa, có rất nhiều xạ hương, đất đai màu mỡ tuyệt vời cho tất cả những sản vật phục vụ các nhu cầu và các thú vui '. [58] Thú vị hơn nhiều là các nhận xét tiếp theo của vị giáo sĩ Dòng Tên về cách dinh dưỡng của người Trung Quốc, cụ thể nhấn mạnh đến sự hiện diện chủ yếu của gạo, tượng trưng đối với tác giả vai trò của bánh mì trong chế độ ăn uống của người châu Âu.  Chính vì thế, De Rhodes giải thích với một số chi tiết về sự khác biệt trong cách nấu và ăn cơm của người Trung Quốc, mặc dù không đề cập như thường lệ trong các sự tường thuật  ở Châu Âu về đôi đũa 'kỳ lạ':
 
Không tin rằng họ ăn cơm trong canh như chúng ta, hoặc họ nhào nắn nó thành bột như chúng ta làm với bánh mì; họ ăn nó sau khi được nấu sôi, nhưng với lượng nước rất vừa phải, và khi nó được nấu chín, nó vẫn khô và hạt gạo vẫn còn nguyên, nhưng mềm, và họ nói một miếng tương ứng với một số bánh mì tươi.  Đối với tôi, dường như gạo của họ ngon hơn nhiều so với gạo của chúng ta; nó không phồng lên và quá nặng. Từ ngữ, giữa họ với nhau, khi nói về bữa trưa hoặc bữa tối, có nghĩa là ăn cơm, và đừng tin rằng họ thực sự đã ăn nếu họ không có cơm như chúng ta đã được nuôi dưỡng. [59]
 
Văn bản tiếp tục bằng cách trình bày các thức uống Trung Hoa về điều mà trong chương này, vị giáo sĩ Dòng Tên chỉ đề cập đến nước: ‘thức uống phổ biến của họ là nước hoàn toàn tinh khiết, nhưng nóng, và nấu trong cùng một nồi họ dùng nấu cơm; họ cười chúng tôi khi chúng tôi nói với họ rằng chúng tôi uống nước ngọt (fresh water, nước nguyên chất, không đun sôi?, ND],  loại nước họ nói là gây ra nhiều chứng bệnh mà họ thậm chí không biết tên. Tôi không biết nếu họ sai lầm hay không, nhưng tôi thừa nhận rằng ở mọi quốc gia mà tôi đã trải qua từ Trung Hoa đến Đàng Ngoài và Đàng Trong, trong ba mươi năm, tôi không bao giờ nghe nói về các thuốc men, dù nặng hay nhẹ.  Bệnh dịch hạch, hay căn bệnh phổ biến, không có ích gì để nói về nó, và, điều tuyệt vời hơn nữa, trong thời khoảng đó tôi chưa bao giờ nghe nói về bất kỳ cái chết đột ngột nào, nhưng tôi quy kết điều này đúng ra là do sự tốt lành của không khí và phẩm chất của thịt họ ăn, rất có lợi cho sức khỏe. '[59-60]
 
Chương tiếp theo, dài nhất trong phần nói về Trung Hoa này, hoàn toàn dành riêng cho trà. De Rhodes mở rộng những phản ánh về sức khỏe vượt trội của Trung Hoa, ngoài gạo, nước và thịt, những lợi ích độc đáo của trà:
 
Một trong những điều đóng góp, theo ý kiến ​​của tôi, cho sức khỏe của những người này, những kẻ thường đến sống đến tuổi già, là trà, được sử dụng rất phổ biến tại Phương Đông, và chúng tôi bắt đầu biết đến ở Pháp, thông qua người Hà Lan, những kẻ mang nó về từ Trung Hoa và bán nó ở Paris với giá ba mươi phật lăng (franc) một cân Anh (pound), sản vật họ được mua ở quốc gia đó dưới tám đến mười đồng, song tôi thường thấy rằng trà rất cũ và bị hư hỏng: đây là cách người Pháp dũng cảm của chúng ta cho phép người nước ngoài làm giàu với mậu dịch ở vùng Đông Ấn, nơi họ có thể thu hoạch được tất cả những gì giàu có nhất trên thế giới, nếu họ cũng có can đảm để thực hiện nó như những người hàng xóm của họ, những kẻ ít có khả năng thành công hơn so với chúng ta. [61]
 
Sau khi giải thích ngắn gọn về quá trình sản xuất, việc thu hái và cách biến chế trà của người Trung Hoa, De Rhodes trở lại chuỗi sức khỏe của mình, nhấn mạnh các tác dụng chính của thức uống này. Đầu tiên là sự kết hợp của các bài thuốc chống đau đầu và ngăn ngừa sự ngủ gật thường xuyên trợ lực vị giáo sĩ Dòng Tên của chúng ta trong các công việc tôn giáo thường lệ làm kiệt sức và nhàm chán nhất:
 
Những lợi ích của trà gồm ba lợi ích chính: thứ nhất là để chữa và ngăn ngừa chứng nhức đầu; đối với tôi khi bị đau nửa đầu, uống trà khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm biết bao, như thể có một bàn tay kéo ra khỏi đầu tôi mọi sự đau đớn. Bởi vì sức mạnh chính yếu của trà là tiêu diệt các làn hơi không lành mạnh vươn lên đầu và làm phiền chúng ta. Nếu uống sau bữa tối, thường nó ngăn cản giấc ngủ, mặc dù có một số người, mà trà vẫn cho phép ngủ, vì nó chỉ làm tan biến càng nhiều chất hơi cặn bã, giúp cho những kẻ đặc biệt đó dễ ngủ. Trong trường hợp của tôi, tôi đủ trải nghiệm rằng, khi tôi bắt buộc phải nghe cả đêm những lời thú tội của những tín đồ Cơ đốc tốt lành của mình, điều xảy ra rất thường, tôi chỉ phải uống trà vào lúc tôi buồn ngủ và tôi có thể thức qua đêm không cẩn ngủ và ngày hôm sau tôi vẫn tươi tỉnh như thể tôi đã có giấc ngủ bình thường. Tôi có thể làm điều này một lần mỗi tuần mà không có vấn đề gì. Một lần tôi đã thử tiếp tục không ngủ cho sáu đêm liên tiếp, nhưng đến đêm thứ sáu, tôi đã hoàn toàn kiệt sức. [63-64]
 
Những tác dụng lành mạnh (và giải tội) này còn được tăng cường hơn nữa thông qua sự điều trị tiện lợi thứ nhì: ‘trà không chỉ tốt cho đầu, nó còn có một sức mạnh tuyệt vời để làm dịu dạ dày và giúp tiêu hóa; vì thế, hầu hết những người này thường uống trà sau bữa tối, mặc dù chúng tôi không làm điều đó thường xuyên nếu chúng tôi muốn ngủ. " [64]  Lợi ích thứ ba của trà thậm chí còn có tính chất dự phòng nhiều hơn vì, theo De Rhodes, thức uống này 'phục vụ cho việc thanh lọc thận chống lại bệnh thống phong (bênh gút: gout) và sỏi thận, và đây là có lẽ là lý do thực sự tại sao những loại bệnh này là không được tìm thấy ở các quốc gia này. ’[64-65]
 
Thật thú vị, chương sách nguyên thủy này về trà Trung Hoa cũng là phần duy nhất mà vị giáo sĩ Dòng Tên trình bày một cách trực tiếp đến độc giả Pháp của ông, rõ ràng nhắm đến các thành phần thượng lưu, quý tộc và thương gia, mà ông đã có thể gặp gỡ một cách có hệ thống và gây ấn tượng với những câu chuyện của ông về 30 năm ở phương Đông:
 
Tôi có phần nào căng thẳng trong bài phát biểu về trà bởi, khi tôi về Pháp, tôi đã có vinh dự được gặp một số người ở vị thế tuyệt vời và có công trạng to lớn, những kẻ mà tính mạng và sức khỏe của họ vô cùng cần thiết cho nước Pháp, và sự sử dụng trà mang lại lợi nhuận, và đã đủ tử tế để mời tôi tường thuật kinh nghiệm trong ba mươi năm của tôi và những gì tôi đã học được từ phương thuốc tuyệt vời này. '[65]
 
Chương cuối cùng về Trung Quốc tách rời khỏi những phản ảnh tích cực này để tuôn ra một giai điệu phê phán, được thúc đẩy bởi tính chính thống nghiêm ngặt của Công giáo, tóm tắt với sự thù địch các sự  thực hành tôn giáo của Trung Hoa. De Rhodes không chấp nhận một đức tin khác (alterity) của các tôn giáo của Trung Hoa, vốn bị hạ thấp phẩm chất thành sự mê tín dị đoan, được chia thành ba biểu hiện: ‘thứ nhất là của vua và các nhà quý tộc, những người thờ phượng thiên đàng vật chất với các vì sao. [...] Điều mê tín thứ nhì là những người sùng bái thần tượng thờ phượng các vị thần cụ thể từng là các nhà vua của họ. […]  Thứ ba là giáo phái của các thầy phù thủy, đông đảo và rất độc ác, và họ là những người đã mở một cuộc chiến tàn khốc với chúng ta trên toàn thể các lãnh địa này.' [66-67]  Ngoài bộ ba này, vị giáo sĩ Dòng Tên dành một số dòng về 'Giả Chúa' là một ông "Khổng Tử nào đó", được xếp trong thành phần 'những người sùng bái thần tượng', chịu trách nhiệm về việc mang lại cho người Trung Hoa ' các luật lệ của họ và phát minh ra chữ viết của họ':
 
Thật không thể tin được rằng họ tôn trọng ông ấy đến mức nào; chúng tôi khó có thể thuyết phục những người cải đạo Cơ đốc không quỳ gối trước các bức tượng ông ta, vật hầu như tất cả mọi người đều có trong nhà của họ; và những người lan truyền tin đồn rằng các giáo sĩ Dòng Tên cho phép sự tôn thờ thần tượng đối với tín đồ tân tòng của họ, hãy cho phép tôi nói với họ rằng họ đã bị thông tin rất sai lạc. [67]
 
Ngoài sự đề cập đến cuộc tranh cãi về các nghi thức nổi tiếng của Trung Hoa mà De Rhodes đã trải qua một cách trái ngược ở Macao, văn bản cho thấy một sự lạc quan thái quá trong sự lan tỏa nhanh chóng của đức tin Công giáo ở Trung Hoa — ‘Tôn giáo Cơ đốc bắt đầu giành được một chỗ đứng, và tôi hy vọng rằng nó sẽ sớm xua đuổi tất cả các tôn giáo sai lầm '[67] — cụ thể là thông qua sự hỗ trợ của lực lượng kháng chiến Nhà Minh ở phương Nam (Southern Minh) cho sự thay đổi triều đại không thể cưỡng lại của nhà Thanh. Vị giáo sĩ Dòng Tên kể lại chi tiết rằng, từ năm 1643,
Người Tartars [chỉ hỗn hợp người Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ, ND], sau khi đánh đuổi một bạo chúa, chính họ lại trở thành bạo chúa, và nhận thấy rằng Trung Hoa thì tốt hơn nhiều so với đất nước của họ, họ đã biến thành các chủ nhân chiếm cứ mười bốn trong số mười lăm tỉnh. Những người Trung Hoa can đảm hơn đã tôn một vị vua từ cùng một gia tộc của vị vua cuối cùng đã chết, và nhờ sự hỗ trợ của một vị tướng quân dũng cảm, nhưng là một tín đồ Cơ đốc rất tốt, tên là Achille, đã thu hồi được bảy hoặc tám tỉnh. Nhà vua trở nên yêu mến tôn giáo Cơ đốc, và được khuyến cáo bởi Achille tốt lành, đã cho phép mẹ, vợ và con trai cả của ông được rửa tội.  Gần đây, tôi nhận được tin tức rằng chính nhà vua đã yêu cầu được rửa tội, đó là điều mang lại cho tôi hy vọng rằng chẳng bao lâu nữa toàn thể Trung Hoa sẽ thờ phượng Chúa Giê-xu Jesus Christ, và xua đuổi tất cả những quỷ sứ được tôn vinh cho đến bây giờ. [69]
 
Mặc dù chương này đưa ra  tiêu đề ‘tôn giáo và các tập tục của Trung Hóa, các văn hóa và truyền thống phong phú được xây dựng bởi nền văn minh Trung Hoa hàng nghìn năm đã tái tục một cách nhanh gọn trong hai chủ đề được lượng định thông qua chủ nghĩa đặt trọng tâm vào châu Âu không thể chối cãi. Chủ đề đầu tiên tóm tắt hệ thống khảo thí hoàng triều nổi tiếng:
 
Mọi người đều biết nghi lễ trọng đại mà họ gìn giữ trong các kỳ khảo thí tuyển chọn các tiến sĩ của họ, nhưng, nói thật lòng, tôi thấy rằng khoa học của họ đang bị nhầm lẫn, so với điều được chia sẻ giữa các học giả châu Âu của chúng ta; họ dùng gần như cả cuộc đời của họ để học đọc, nhưng không thể biết được mọi thứ họ cần biết, bởi vì họ có đến tám vạn ký tự, có nghĩa có quá nhiều từ đến nỗi không ai biết hết được chúng. Cha ông chúng ta học đầy đủ, cho phép trong bốn năm với cùng một sự quan tâm mà chúng tôi đã nỗ lực để học toàn bộ giảng khóa về Thần học. Tôi tự hỏi liệu điều này có phù hợp với những người có tâm trí hiểu biết về tất cả các ngành khoa học tuyệt đẹp của Châu Âu hay không, nhưng mong muốn chuyển đổi những kẻ nhận thấy điều này rất yếu ớt [69-70]
 
Cuối cùng, chủ đề thứ hai, kết thúc chương, ghi lại giữa các đề tài văn hóa dân gian và quà lưu niệm du lịch, kiểu để tóc của Trung Hoa và thói quen bó chân khét tiếng của phụ nữ:
 
Tất cả người Trung Hoa đều để tóc dài và chải đầu giống như các phụ nữ, giữ gìn mái tóc của họ một cách cẩn thận đến nỗi họ thà bị cắt đầu hơn là cắt tóc. Đúng là phụ nữ không bao giờ xuất hiện ngoài đường, và họ có bàn chân nhỏ đến mức họ không thể đi bộ mà không có người nâng đỡ. Khi tôi trở lại Châu Âu, tôi đã mang về một số đôi giày của họ, quá nhỏ đến nỗi tôi sẽ chỉ cần xỏ hai ngón tay vào đó. [70]
 
Tuy nhiên, một số thói quen văn hóa này có một tác động quan trọng đến các chiến lược của nhà truyền giáo. Nhớ về các chuyến thăm của ông đến Quảng Châu, Alexandre de Rhodes gợi ý một chiến lược truyền giáo dành đặc huệ cho đức tin hơn là chiến đấu chống lại các động thái văn hóa (và thể xác) thông thường như trong trường hợp về kiểu để tóc đặc thù của người Trung Hoa. Chỉ trích trực tiếp một số phương pháp truyền giáo khắc nghiệt, vị giáo sĩ Dòng Tên giải thích:
 
Hơn nữa, khi họ quay lại, họ buộc các người theo Công giáo trút bỏ trang phục quê hương của họ. Điều này nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi, rằng những người dân bình thường đó phải vô cùng bất bình. Tôi không biết tại sao họ yêu cầu các tín đồ phải làm những gì Đức Chúa Trời của chúng ta không muốn. Điều đó khiến họ từ khước việc rửa tội và Thiên đàng. Trong tâm trí của tôi, tôi biết rằng, ở Trung Quốc, tôi cực lực phản đối những người buộc những tín đồ Công giáo mới phải cắt tóc ngắn. Họ có thói quen để tóc dài như phụ nữ, nếu không, họ không thể đi lại tự do trong quê hương, hoặc thăm các tu viện. Tôi đã nói với họ rằng phúc âm yêu cầu họ trút bỏ tội lỗi trong tâm trí, không phải cắt bỏ tóc trên đầu. [117]
 
Điều quan trọng để xác minh từ bốn chương này về Trung Hoa, kích thước tổng hợp của quyển Voyages của Alexandre de Rhodes trong sự giao kết với một số tác phẩm văn học trần thuật, bao gồm thể loại văn học du lịch và các đề tài chuẩn mực của nó. Trên thực tế, những chương này gần gủi hơn với những hình ảnh thú vị của những điều mà giới tinh hoa Châu Âu rất thích, như một tấm gương tương phản trong văn học du lịch, từ lời khuyên về trà đến các kiểu để tóc lạ lùng và bàn chân bó nhỏ của phụ nữ.
 
 
SỰ MIÊU TẢ VỀ MACAO
 
Mặc dù Alexandre de Rhodes sống nhiều hơn mười hai năm ở Macao — liên tục mười năm và hơn hai năm giữa năm chuyến công tác truyền đạo của ông ở Việt Nam — khoảnh đất của người Bồ Đào Nha ở Châu Thổ sông Châu Giang chỉ quy tập một chương duy nhất về ‘Kỳ nghỉ một năm của tôi ở Macao, Thị trấn của Trung Hoa, do người Bồ Đào Nha nắm giữ’. Vì thế, là vị giáo sĩ Dòng Tên đầu tiên đến Macao, vào năm 1623, dường như đó là chủ đề chính của chương sách này, mặc dù văn bản phản ánh một số giai đoạn trong thời gian lưu trú lâu hơn nhiều của ông.  Đồng thời, De Rhodes trình bày bốn chương trước về Trung Hoa như bối cảnh văn hóa của một hình ảnh Trung Hoa khác về Macao (cũng như Đàng Ngoài và, mặc dù ở một mức độ thấp hơn, Đàng Trong), làm nổi bật một tập hợp lớn các thói quen xã hội và văn hóa tương tự, từ uống trà đến tác phong của phụ nữ hoặc sự thờ cúng thông thường các vị thần và tổ tiên, tạo ra một rào cản văn minh khổng lồ đối với việc cải đạo Công giáo. Đúng như kỳ vọng, chương duy nhất bắt đầu với một sự tóm tắt tống quát toàn cảnh của Macao, giải thích rằng
 
Macao là một thành phố và một cảng ở Trung Hoa, và người Bồ Đào Nha đã xây dựng và củng cố nó với sự cho phép của nhà vua Trung Hoa, người mà họ trả mỗi năm hai mươi hai ngàn écus [đơn vị tiền tệ chung của Thị Trường Chung Âu Châu khi đó, ND] làm cống vật. Sự cho phép này đã được chuẩn cấp khoảng một trăm năm trước đây. Một trong những người sáng lập chính là Pedro Velho dũng cảm, đã giành được cho tổ chức từ thiện của mình rằng Thánh Phanxicô Xaviê phải hứa với ông ta rằng ông sẽ có mặt vào ngày vị Thánh qua đời.  Macao là một dải đất gần biển, nơi một số cướp biển đã bị loại trừ và trốn chạy trong tỉnh Quảng Đông, địa điểm gần nhất thông ra biển. [71]
 
Nếu chúng ta dừng ở đây để suy ngẫm về trích đoạn văn bản này, hai ý tưởng có tính chất quan trọng. Đầu tiên, vào thập niên 1620 khi Rhodes đến Macao, vẫn còn một ký ức sống động về những nhà mậu dịch ban đầu định cư nguyên thủy ở Macao, giữa các năm 1553-1557; hầu hết trong số họ, chẳng hạn như Pedro Velho (Carmo 2002, các trang 45-55), là nhân chứng về sự từ trần của Thánh Francis Xavier ở Sangchuang, trong năm 1552, mặc dù không phụ giúp ông cũng như không hỗ trợ đám tang của ông trên một hòn đảo có hàng trăm các nhà mậu dịch tư nhân  Bồ Đào Nha. Thứ hai, De Rhodes thừa nhận một luận điểm bền bỉ giải thích rằng sự tiếp cận Macao của người Bồ Đào Nha là phần thưởng của Trung Hoa dành cho sự giúp đỡ then chốt của họ trong việc chống lại nạn hải tặc tái diễn của vô số nhóm hải hành từ Nam Trung Quốc, Đông Nam Á hoặc Nhật Bản. Luận điểm này được giải thích trong các từ ngữ xác thực này:
 
Người Trung Hoa, để loại trừ những tên cướp biển này, đã kêu gọi người Bồ Đào Nha đến giúp họ và cho phép họ để tiếp nhận vị trí đó nếu họ có thể săn đuổi những hàng xóm xấu xa này. Người Bồ Đào Nha, không mong muốn gì hơn là đặt chân lên đất Trung Hoa, đã vũ trang chống lại băng trộm cướp này, xua đuổi chúng một cách dễ dàng và bắt đầu xây dựng Macao như là người Trung Hoa đã cho phép, nhưng không được củng cố tự thân họ, bởi vì trong hiệp ước họ đã ký, điều đó bị cấm đoán một cách rõ ràng. Nhưng sau đó, người Hà Lan tấn công Macao để xua đuổi người Bồ Đào Nha, và sẽ dễ dàng làm được điều đó nếu Đức Chúa Trời không chiến đấu để người Bồ Đào Nha phóng ra một số sự hoảng sợ cho người Hà Lan, những kẻ nghe thấy tiếng pháo binh được bắn một cách ngẫu nhiên và gần như tuyệt vọng trong việc cầm giữ vị trí,  thay vào đó đã vội vã rút lui. Người Bồ Đào Nha đuổi theo truy kích chúng, chia cắt chúng thành nhiều toán nhỏ, và họ đã sử dụng cơ hội này để củng cố nơi đã được trao cho họ, nói rằng họ không thể ở đó lâu hơn nếu họ không ở vào tình trạng không phải lo sợ kẻ thù của họ. Họ đã được phép, và họ đã xây dựng một thành trì nơi họ đặt hai trăm khẩu đại pháo, và kể từ đó họ đã sống an toàn. [72]
 
Món quà của Trung Hoa, Macao, đã trở thành một thị trấn đơn độc của mậu dịch xuyên lục địa mà vị giáo sĩ Dòng Tên có vẻ thích thú, mặc dù chứng kiến ​​vào cuối thời gian lưu trú của mình, từ năm 1641 đến 1645, sự suy đồi về mặt thương mại của vùng đất này:
 
Thành phố không lớn, nhưng đẹp đẽ và được xây dựng theo cung cách của Châu Âu, tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, nơi mà tất cả các ngôi nhà chỉ có một tầng duy nhất. Mậu dịch ở Macao rất lớn, và người Bồ Đào Nha trở nên giàu có trong một thời gian ngắn, nhưng kể từ khi có sự ngược đãi của Nhật Bản, và sự đoạn giao với người Tây Ban Nha nắm giữ Philippines, họ vẫn giữ vẻ bình tĩnh, bởi vì chính sự giao dịch với những hai hòn đảo này đã mang cho họ tất cả những gì họ có nhiều hơn. [72-73]
 
Những dòng chữ lẩn trốn này là tất cả những gì De Rhodes quyết định dành cho độc giả của mình — chủ yếu là giới quý tộc, các giáo sĩ và giai cấp tư sản mậu dịch Pháp — về xã hội sống động của Macao hồi thế kỷ thứ 17, nền kinh tế hoặc đô thị độc đáo của nó.  Tiếp theo, văn bản ưa thích việc tán dương trường đại học St. Paul’s College của Dòng Tên và việc chiêm ngưỡng nhà thờ đáng kinh ngạc của nó dành riêng cho Mẹ Thiên Chúa, được xây dựng hoàn chỉnh và hoạt động khi Alexandre de Rhodes đến Macao vào năm 1623:
 
Hội Thừa Sai chúng tôi có một trường Cao Đẳng rất tuyệt vời, có thể được so sánh với trường tốt nhất ở châu Âu, ít nhất là nhà thờ đẹp nhất mà tôi từng thấy, thậm chí ở Ý, ngoại trừ Tòa Thánh Phêrô ở Rome.  Một người học tất cả các môn khoa học mà chúng tôi dạy trong tất cả học viện lớn của chúng tôi. Đây là nơi được chuẩn bị những công nhân tuyệt vời đã hoàn thiện toàn cõi phương Đông với những ánh sáng của Phúc Âm; từ đó xuất hiện nhiều người tử vì đạo mang vinh quang đến cho giáo tỉnh chúng tôi; tôi nghĩ nó được ân sủng bởi vì giáo tỉnh của chúng tôi nhận được vinh quang này nhờ ở Nhật Bản không thôi, có đên một nghìn chín trăm lẻ bảy người xưng tội với tên thánh của Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng đã đóng ấn bằng máu của họ chứng nhận lòng trung thành mà họ đã hứa với Đấng chủ nhân kính yêu của họ. [73]
 
Đây là chương độc lập mà vị giáo sĩ Dòng Tên đã viết về Macao, trình bày khá ngắn gọn về vùng đất thuộc Bồ Đào Nha và nhấn mạnh vai trò chủ chốt của  Trường Đại Học St. Paul’s College thuộc Hội Thừa Sai Dòng Tên trong các cuộc truyền đạo Công giáo ở Trung Hoa, Nhật Bản và Đông Nam Á. Quyển Voyages trở lại Macao một lần nữa nhưng thông qua một tập tự truyện nhiều hơn được ghi lại ở chương XII; ‘Tôi trở lại Trung Quốc, và ở lại đó nơi tôi đã biên soạn văn bản trong mười năm, nhắc lại sự thoái trào của Dòng Tên tại khoảnh đất này, vào năm 1630, sau hai năm hai tháng thi hành các nhiệm vụ  tôn giáo ở Đàng Ngoài. Tham gia trong thập kỷ sau đó vào trong một số bổn phận tôn giáo ở Macao, De Rhodes nhớ lại những khó khăn trong việc cải đạo người Trung Hoa cả trong thị trấn lẫn tại một số sứ mệnh ở khu vực Quảng Châu, một sự thiếu thành công được quy kết cho hai nguyên nhân chính:
 
Tôi bắt đầu cống hiến hết sức mình cho sự cải đạo của người Trung Hoa, nhưng nói thật lòng, tôi nhận thấy không dễ dàng để trải nghiệm cùng những phước lành mà tôi nhận được từ vương quốc nơi tôi xuất phát. Tôi nghĩ nguyên nhân nằm ở tôi, trước hết là do mặc dù có thể hiểu rành tiếng Trung,  tôi không biết đủ ngôn ngữ để nói nó trong một bài phát biểu liên tục, vì vậy tôi buộc phải thuyết giảng với một thông dịch viên, thường không mạnh đủ để mang một tâm hồn đến quyết tâm thay đổi tôn giáo và cuộc sống. Lý do khác cũng có thể là niềm tự hào của người Trung Hoa, những kẻ tin rằng họ là những người đầu tiên trên trái đất. Tôi đã nhìn thấy họ đến thuyết pháp khi họ có điều gì đó muốn phản đối, nhưng khi họ bị thuyết phục, chúng tôi không thấy họ nữa. [137-138]
 
Bất chấp những trục trặc này, vị giáo sĩ Dòng Tên đứng đầu Macao giao cho De Rhodes vị trí quan trọng là  'Cha của các Kitô hữu: Father of Christians'; linh mục chịu trách nhiệm về việc hỗ trợ các người tân tòng. Đây là một vị trí vào thời điểm đó phần lớn bị chỉ trích không chỉ bởi các dòng tu địa phương khác, nhưng chủ yếu là bởi giới tư sản mậu dịch, kiểm soát Tòa thị chính đầy quyền lực, Thượng viện Leal Senate, nhìn chức vụ này bài như một sự can thiệp nguy hiểm và sự quấy rối liên tục đến hệ thống thích ứng của khoảnh đất Bồ Đào Nha, vốn được xây dựng thông qua các cuộc đàm phán thường trực, các quà tặng, các khoản hối lộ và  các sự chia sẻ lợi nhuận mậu dịch với các quan lại Trung Hoa địa phương và cấp vùng.
 
Tôi đã nhận được một sự an ủi đặc biệt lớn lao từ một chức vụ đã được giao cho tôi ở Macao, mà tôi đã phục vụ với tất cả sự quan tâm của mình. Chức vụ này được gọi là Cha của các Kitô hữu, người trông coi việc hỗ trợ người Trung Hoa mới cải đạo, hướng dẫn, quản lý và giảng dạy tất cả những gì cần thiết để họ sống như một tín đồ Cơ đốc. Nó đã làm cho tôi bận rộn làm việc trong ngày, nếu tôi muốn làm một số nghiên cứu để chuẩn bị bài giảng và bài học về Thần học, môn mà tôi giảng dạy tại trường Đại học của chúng tôi, việc đó phải được thực hiện vào ban đêm; chẳng có một ngày duy nhất nào để tôi bận rộn với những người Trung Hoa theo đạo Cơ đốc hoặc những người ngoại giáo của mình, để chúng tôi sẵn sàng rửa tội. [138-139]
 
De Rhodes xúc động nhớ lại những nhiệm vụ mục vụ này và cung cấp cho sự chú ý của độc giả mô hình cải đạo, đặt ra các vấn đề nghiêm trọng về thứ tự niên đại và do đó về tính xác thực, được trình bày như một nguồn cảm hứng của nền tảng của các phái bộ truyền giáo Dòng Tên ở phương Đông:
 
Tôi cảm thấy rất an ủi  khi gặp một người đàn ông lớn tuổi, một trăm năm mươi tuổi, người đã từng được rửa tội bởi đôi bàn tay của sứ đồ vĩ đại của Ấn Độ, Thánh Phanxicô Xaviê, khi ngài ở Nhật Bản; Tôi đã phải thú nhận về những cuộc nói chuyện dài và tốt đẹp với ông ta. Tôi rất vui khi học được từ sự phát biểu của nó, và từ những đức tính vững chắc xuất hiện trong cuộc sống của ông, những chỉ dẫn đáng khâm phục mà Thánh Phanxicô Xavier đã truyền cho những người mà Ngài đã cải chuyển đức tin, và phương pháp Ngài đã sử dụng để củng cố quyết tâm đầu tiên của họ. [139]
 
Mặc dù chương này kết thúc một cách thận trọng với một lời tuyên bố đơn giản — ‘Tôi đã để lại một số điều khác đã xảy ra đối với tôi trong mười năm này '(139-140) —một vài tình tiết không được viết ra liên quan đến tình trạng thường trực của De Rhodes ở Macao phải được nhắc lại. Trên thực tế, trong thời khoảng lâu dài giữa năm 1630 và 1640, vị linh mục người Pháp đã chứng kiến ​​một chia rẽ sâu sắc trong các giáo sĩ Dòng Tên, cụ thể là giữa các giáo sư của Trường Cao Đẳng St. Paul, có gốc rễ sớm hơn, đã trở thành rõ ràng vào năm 1639 khi chống lại Manuel Dias (1560-1639), Khâm Sứ Đại Diện Tòa Thánh (Visitor?) tại Trung Hoa và Nhật Bản. Dias đã có một lý lich gây ấn tượng về những cuộc cãi vã; ông là hiệu trưởng thứ nhì của Trường St. Paul College, giữa năm 1597 và 1601, từng bị buộc tội quá cứng nhắc và không thể tham khảo với các đồng đạo ​của mình. Kế tiếp, ông là bề trên nghiêm khắc nhất của các trú sở (residences) của Dòng Tên ở miền Nam Trung Hoa (Thiều Châu, Nam Xương và Nam Kinh), từ năm 1603 đến năm 1609, nêu lên những nghi ngờ nghiêm trọng về chiến lược truyền giáo “thích nghi” (trong thực tế, sự phục tùng chính trị, ý thức hệ và xã hội) mới xuất hiện đang hình thành xung quanh Matteo Ricci, báo hiệu cuộc tranh luận về Các Nghi Thức Trung Hoa sau này. Năm 1611, Cha Manuel Dias Senior, (như ông được thừa nhận khi đó, lại trở thành hiệu trưởng của Đại Học Macao, can dự vào một cuộc đụng độ với linh mục khách mời người Ý Francesco Pasio (1554-1612) - phân chia các tu sĩ Dòng Tên thành các phe đối địch, người Bồ Đào Nha và người Ý, — kẻ bị Dias buộc tội âm mưu chống lại ông, nhằm mục đích kiểm soát phái bộ ở Nhật Bản nơi họ bị tố cáo về một sự dính líu phi đạo đức vào các doanh nghiệp có lợi nhuận khổng lồ.  Được cử đến thăm các phái bộ Trung Hoa từ năm 1622 đến 1629, Dias trở về Macao vì già và bị điếc, nhưng vẫn được bổ nhiệm vào năm 1632, trước sự ngạc nhiên chung, vào vị trí cao hơn là Khâm Sứ Giám Tỉnh Trung Hoa và Nhật Bản. Mặc dù từ chối, Dias đã phải gánh chịu số mệnh vào năm 1635 để kết thúc chuỗi ngày của đời mình trong thảm họa kinh hoàng. Vào tháng 10 năm 1639, một phe do  giáo sĩ Tỉnh Dòng Gaspar Luís (1586-c.1650), Alexandre de Rhodes, Giovanni Antonio Rubbino (1578-1643) và Sư Huynh Manuel Figueosystemo (1622-c.1655) đã quyết định phế truất Dias khỏi vị trí Khâm Sứ, khóa cửa gian phòng, phá hủy đồ đạc văn phòng và kiểm tra giấy tờ cá nhân của ông với lý do là vị tu sĩ Dòng Tên già nua đã đánh cắp thư từ (Pina 2007, trang 93-94). Bị tấn công, bị buộc tội và vu khống, Đức Ông Manuel Dias Senior đã chết một tháng rưỡi sau đó, gây ra một vụ náo động chung giữa các tu sĩ Dòng Tên và thị trấn Thiên chúa giáo. Phe được hỗ trợ bởi De Rhodes đã bị buộc tội trực tiếp về cái chết của tu sĩ Dòng Tên già nua và chính thống, và sáu năm sau đó Álvaro Semedo đã trình bày tình tiết như một trường hợp 'nghiêm trọng, công khai và tai tiếng "vẫn còn rất mới và rất nhiều hối tiếc bởi cả những người bên ngoài và những người bên trong nơi cư trú. ’(Pina 2007, trang 94)  Phần còn lại của câu chuyện này từ phe của Alexandre de Rhodes được nhiều người biết đến: vị tu sĩ Dòng Tên người Pháp ngay lập tức được phái một lần nữa thi hành các nhiệm vụ tại Việt Nam; trong một số lần trở lại Macao, ông đã làm không nhận được bất kỳ nhiệm vụ tôn giáo hoặc giảng dạy nào khác và trong 1645 được khuyên quay trở lại châu Âu nơi ông bắt đầu vận động chống lại các quyền hạn của Quy Chế Bảo Trợ của Bồ Đào Nha ở Phương Đông. Thông thường, những loại tình tiết gây tranh cãi này đã bị né tránh bởi sử ký Dòng Tên đầy hối lỗi rằng, vẫn nhận được sự xác nhận học thuật đáng kể, các cuộc kiểm điểm các phái bộ thế kỷ 17 của Tu Hội Dòng Tên ở Nhật Bản và, chủ yếu, ở Trung Hoa như là các nỗ lực đồng thuận lớn lao lãnh đạo bởi những anh hùng không gây tranh cãi như Matteo Ricci vĩ đại. Sự diễn đạt này được xây dựng khác xa với bằng chứng lịch sử mặc dù tất cả các tác nhân đối nghịch — như De Rhodes trong đoạn văn về sự cải đạo kỳ diệu xưa cả 150 năm — thề nguyền rằng họ luôn sử dụng cùng chiến lược truyền giáo ban đầu của Thánh Phanxicô Xaviê đối với phương Đông như là nguồn gốc và sự biện minh cho các sự khác biệt và những hành động gây tranh cãi của họ.
 
 
 

Bản đồ An Nam với các vương quốc Đàng Ngoài và Đàng Trong’, được gồm trong sách của Alexandre de Rhodes
nhan đề ’Relazione de’ felici successi della santa fede predicate da’ padri della Compagnia di Gièsu del Regno di Tunchino’, Roma, 1650.
 
 
 
BẢN ĐỒ ‘AN NAM’ VỚI MACAO
 
Các ấn phẩm của Alexandre de Rhodes cũng là một đóng góp thú vị, mặc dù ở bên lề và khiêm tốn, về bản đồ lịch sử hiếm hoi trong thế kỷ thứ 17 của Macao qua các bản đồ độc đáo của vị giáo sĩ Dòng Tên vẽ Việt Nam. Mới về Rome, vị giáo sĩ Dòng Tên đã cho in, vào năm 1650, quyển Relazione của ông về sứ mệnh truyền giáo của Dòng Tên ở Đàng Ngoài, cung cấp cho các độc giả một bản họa đồ nguyên thủy có tựa đề ‘Bản đồ An nam với các vương quốc Đàng Ngoài và Đàng Trong: Map of Annan with the kingdoms of Tonkin and Cochinchina ’. Thường được sử dụng để chỉ khu vực miền trung của Việt Nam, nghĩa là 'Miền Nam đã được bình định: Pacified South', và bắt nguồn từ âm hán tự An Nan của Trung Hoa, các kẻ đã áp dụng thuật ngữ chủ yếu chỉ Tonkin: Đông Kinh [tức Bắc Kỳ, ND], tiêu đề chung của bản đồ, An Nam, là tiền thân sớm sủa của một nước Việt Nam của thuộc Pháp sáp nhập nam, trung và bắc, Cochinchina:Nam Kỳ, An Nam (tức Trung Kỳ) và Tonkin: Bắc Kỳ như một phần của Đông Dương: Indochina.
 
Mặc dù bản đồ này được trình bày như một tác phẩm hoàn toàn nguyên thủy của Alexandre De Rhodes, sự nghiên cứu kỹ lưỡng ngay lập tức xác định các nguồn gốc Bồ Đào Nha và Trung Hoa của nó. Họa đồ được định hướng theo trục Tây-Đông, điều phổ biến trong việc vẽ bản đồ đương thời của Trung Hoa, và hầu hết các thông tin về vùng Nam Trung Hoa, vương quốc Cao Bằng, phía bắc Đàng Ngoài, nằm dưới sự kiểm soát của Lãnh chúa nhà Mạc và bức tường lớn (bị phóng đại nhiều) phân chia Đàng Ngoài với Vân Nam và Quảng Tây — vào lúc đó phần lớn vẫn nằm dưới quyền làm chủ của nhà Nam Minh (Southern Ming) — dựa trên các bản đồ hành chính của Trung Hoa 18 bình thường được biết đến ở Macao thông qua các chi tiết về lục địa của nó, trái ngược với các thông tin về biển thường bị lãng quên. Phần còn lại của thông tin trên bản đồ phần lớn đến từ các bản đồ cùng thời đại (co-eval) của Bồ Đào Nha, bao gồm vô số các họa đồ của các thương gia và các thủy thủ không còn tồn tại bởi vì chúng được sử dụng rộng rãi và bị thay thế bởi các thông tin hàng hải và mậu dịch mới.19
 
Nhìn một cách tổng quát, bản đồ của De Rhodes phác họa Đàng Ngoài (Tonkin) là một lãnh địa rộng lớn hơn nhiều so với Đàng Trong (Cochinchina) (‘gấp bốn lần và rộng lớn như nước Pháp (France) '[99]), cẩn thận vẽ các biên giới tưởng tượng của nó bằng đường thẳng: Đàng Ngoài đặt Kecio [Kẻ Chợ, ND] (Hà Nội) ở giữa các biên giới của nó,  Lào ở phía Tây, Trung Hoa và Cao Bằng ở phía Bắc, trong khi các vùng đất kiểm soát bởi các Chúa Bầu [Bau Lords: chỉ vùng đất kiểm soát bởi anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyên và con cháu ho, ND]), giữa Tuyên Quang và Vai Bai [Yên Bái?, ND], không xuất hiện trong bản đồ. Đàng Trong với thủ phủ ở Huế được trình bày chủ yếu như một vương quốc ven biển trải dài giữa Cửa Thầy, ở phía bắc, và Ponta Varela [Mũi Diều?. ND] ở phía Nam; giáp Lào và Campuchia ở phía Tây, và phía nam giáp với Champa. Bản đồ có vẽ Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin), vị trí của Hải Nam và phía Nam của Quảng Đông rất sai lạc, nhưng khá chính xác trong sự xác định các bến cảng chính  và hải đảo thương mại ở cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. Trong thực tế, Đàng Ngoài có hai cảng chính, Cửa Bang (Cura Bang) và Vàng Mai (Hoàng Mai), trong khi Đàng Trong cung cấp trong họa đồ này một tập hợp lớn các đảo và các hải cảng mậu dịch: các đảo Pulo Ciampello (Cù Iao Đại Chiêm), Pulocata Color (Cù Lao Ré) và Pulo Cambi (Cù Lao Xanh); và các hải cảng từ bắc xuống nam bao gồm Cửa Sam [?] (Cửa Thầy), Dinh Cưu (Dinh Cư), Turan (Đà Nẵng), Hai Fo (Hoai Pho) [phải là Faifo, tức Hội An, ND], Cura Pai [?], Da [?] và Voc Nam (Voc Ngọt) [Nước Ngọt ?, ND]). Sự khác biệt trong chi tiết địa danh (toponomy) của hai vương quốc xác nhận một cách chính xác các sự khác biệt trong các phái bộ của Dòng Tên và khối lượng mậu dịch của Bồ Đào Nha, chủ yếu từ Macao.  Khác với địa danh ven biển này, vùng nội địa của các lãnh thổ này không được phác họa, vận dụng những sách lược vẽ bản đồ che dấu theo thói quen: một sa mạc bao la, được gán nhãn hiệu Solitudo (vùng Hoang Vắng), cùng với một biểu tượng của la bàn [wind rose, chỉ vùng có nhiều gió mạnh thổi qua, ND], chiếm hầu hết các phía tây Đàng Trong, và một dãy núi khổng lồ, được gọi là Rumoi [Rú Mọi, ND], nguồn của nhiều con sông chảy song song ra biển, kéo dài từ phía nam Đàng Trong đến phía bắc Đàng Ngoài, là đặc điểm địa dư dễ nhìn thấy nhất trong bản đồ "Annam" của De Rhodes.
 
Vị giáo sĩ Dòng Tên không quên nêu bật vị trí của Macao trong họa đồ của mình, xuất hiện ở góc dưới bên phải, gần tỉnh Quảng Đông (Canton), mặc dù ông thích nhấn mạnh bằng tiếng Latinh là gần với vùng đất Bồ Đào Nha nơi chôn cất Thánh Phanxicô Xaviê ở Sangchuang (‘sepulchrum S. Xauerij’), thực sự là sự đóng góp nguyên thủy nhất của vị giáo sĩ Dòng Tên cho bản đồ này. Mặc dù những gì còn lại của Thánh Xavier, như mọi người đều biết, đã được di chuyển từ hòn đảo Nam Trung Hoa đến Malacca năm 1553 và sau đó đến nhà thờ Chúa Giê-su của Dòng Tên ở Goa, nơi thi hài của ông vẫn được thờ phượng và trưng bày cứ mỗi mười năm cho rất nhiều tín đồ ngoan đạo, bản đồ của Alexandre de Rhodes làm nổi bật ngôi mộ nguyên thủy như một địa điểm hành hương cho các nhà truyền giáo Dòng Tên khởi hành từ Macao đến các khu vực truyền giáo khác nhau, do đó tự nhiên nhấn mạnh lại rằng Thánh Phanxicô Xaviê là nguồn cảm hứng then chốt cho những nỗ lực truyền giáo của Dòng Tên (Society of Jesus). Tuy nhiên, mặc dù có sự lưu trú lâu dài của ông ở Macao, vị trí của khoanh đất đó lại không chính xác trong bản đồ và khu định cư của người Bồ Đào Nha không xuất hiện như bán đảo nổi tiếng mà nó đã là và vẫn đang tồn tại.
 
May mắn thay, sau khi trở lại Châu Âu, trong các hành trình của ông ở Pháp nhằm vận động sự bảo trợ cho một phái bộ truyền giáo mới tại Việt Nam, từ năm 1653 trở đi, De Rhodes quyết định phác họa một bản đồ mới với phong cách Tây Phương, đã được in trong thời kỳ này trong hai phiên bản: đen trắng và một phiên bản in bằng máy đẹp đẽ với màu sắc. Bản đồ được thực hiện bởi Jean Pruthenus Somer, một thợ khắc và người vẽ bản đồ quan trọng, tác giả một số bản đồ thế giới và nhiều họa đồ của các quốc gia và các khu vực khác nhau, bao gồm cả Trung Hoa, và được in bởi các biên tập viên quyển Voyages của De Rhodes, Jean và Gabriel Cramoisy. Nó sau đó được phổ biến như một bản in khắc riêng lẻ, có lẽ được cung cấp như một món quà hiếm quý bởi vị giáo sĩ Dòng Tên trong các cuộc hội họp khác nhau của ông tại Pháp.
 
Bản đồ mới này, có tên ‘Vương quốc An Nam gồm các vương quốc Đàng Ngoài và Đàng Trong được phác thảo bởi các Giáo Phụ của Tu Hội Dòng Tên, là một phiên bản sửa đổi trực tiếp của bản đồ De Rhodes trước đó.  Định hướng theo trục Bắc Nam, trình bày cùng một bảng địa danh nhưng phân chia Đàng Trong một cách rõ ràng hơn thành các tỉnh bị tách biệt bởi tầng bậc các con sông chảy song song, họa đồ vẫn hiển thị thiếu chính xác Vịnh Tunkin (Bắc Bộ) (được gán nhãn hiệu Vịnh Hải Nam: Gulf of Hainan) và thêm một chú giải ở miền núi biên giới giữa Đàng Ngoài và Lào chỉ dấu: ‘chính ở sa mạc này Cha Jean Baptiste Bonel của Dòng Tên đã chết khi ngài khởi hành đi rao giảng ở Lào”. Bởi vì vị giáo sĩ Dòng Tên người Pháp khác này chết trong khoảng thời gian từ 1649-1650, De Rhodes nhận được tin có lẽ hai hoặc ba năm sau đó, một chi tiết khiến nghĩ niên đại của bức bản đồ khắc họa này sẽ rơi vào khoảng 1653-1654.
 
Tuy nhiên, sự tu chỉnh quan trọng nhất trong họa đồ mới này chính là vị trí và sự biểu thị của Macao. Bản đồ hiển thị một cách chính xác vị trí bán đảo Macao, trình bày một loạt các tòa nhà hư cấu ám chỉ thị trấn Cơ đốc có tường bao quanh nơi De Rhodes đã sống và làm việc, và thay đổi chính xác mối quan hệ đia dư giữa khoảnh đất của Bồ Đào Nha và chuỗi các hòn đảo phía nam Châu Thổ Sông Châu Giang, bao gồm cả chỗ chôn cất của Thánh St. Francis Xavier, nơi nhận được một chú giải thích hợp hơn:‘Đảo Sangchuang, mộ của Thánh Phanxicô Xaviê’ (Isle de Sanchoan Tombeau de St. François Xavier).
 
 
 

‘Royaume d’Annan Comprenant Les Royaumes de Tumkin et de la Cocinchine.
Designé par les Pères de la Compagnie de Iesus’. Paris, 1650.
 

 
 
Bản đồ mới này của ‘Annam’, thay vì bản đồ trước đó của De Rhodes năm 1650, tập hợp đủ thông tin lịch sử cho phép sự nghiên cứu đương đại, xây dựng lại địa lý chính trị của Việt Nam giữa thế kỷ thứ 17 (Héduy 1998; Hung 2011). Một bản đồ chính trị khá phức tạp, một bức tranh khảm lãnh thổ gợi ý các giới hạn của Đàng Ngoài và Đàng Trong bị áp đặt bởi các chính thể địa phương và lịch sử khác nhấn mạnh rằng, mặc dù kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế, thiên hướng mậu dịch và hàng hải của hai vương quốc ven sông này được kết nối nhiều hơn với Biển Nam Trung Hoa và các hành lang thương mại về phía Malacca so với nội địa của vùng Đông Nam Á đại lục. Trong giai đoạn này, vẫn được chia thành một số vương quốc theo nền tảng dân tộc, cùng với các chính thể lớn của Xiêm, Khmer và Miến Điện tham gia vào các tiến trình tranh chấp lãnh thổ thường xuyên, trong khi vương quốc đi biển phía đông nam của Champa đã xuất hiện trong tình trạng thu hẹp lãnh thổ liên tục lâu dài tiến đến sự sáp nhập của nó sau đó bởi hoàng đế Việt Nam, Minh Mạng, vào năm 1832. Do đó, vào thế kỷ 17 một môi trường kinh tế-dân tộc-chính trị bị phân hóa là nơi mà Alexandre de Rhodes đã thuyết giảng và du hành; các bộ phận rời rạc của lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
 
Nếu các tác phẩm do vị giáo sĩ Dòng Tên xuất bản vẫn là một trong những các nguồn lịch sử quan trọng nhất để nghiên cứu thời tiền thuộc địa Việt Nam và các phái bộ Công giáo đầu thế kỷ 17 trong khu vực, đối với dự án nghiên cứu cụ thể hơn nhiều của chúng tôi về ‘Những cuộc du hành và những khách du hành người Pháp ở Macao (1623-1900)’, quyển Voyages và các bản đồ của Alexandre de Rhodes cũng như cuộc đời, các công tác tôn giáo, các nhiệm vụ giảng dạy của ông và các sự kiện gây tranh cãi tại khoảnh đất thuộc vùng Châu Thổ Sông Châu Giang là một điểm khởi đầu giá trị để từ đó mở rộng sự biên soạn lịch sử Macao vốn vẫn còn quá phụ thuộc vào (và trong một số trường hợp nào đó của một tín đồ trung tín)  các nguồn tài liệu và các sự trình bày chính thức của Bồ Đào Nha./-
 
-----
* Ghi chú của tác giả: Bài viết này được biên soạn với một khoản tài trợ nghiên cứu cấp phát bởi Cultural Affairs Bureau of the Macao S.A.R. Government.
 
* Ph.D. in History and Portuguese Culture, Aggregate in History. Professor at City University of Macau and Vice-President in the East-West Institute of Advanced Studies (EWIAS).
 
Doutor em História e Cultura Portuguesa, Agregado em História. Professor da Universidade da Cidade de Macau e Vice-Presidente do Este-Oeste Instituto de Estudos Avançados (EWIAS).
 
-----
CHÚ THÍCH
 
1 Phần lớn các tài liệu học thuật đương đại và nghiên cứu phê bình nội bộ các văn bản Dòng Tên đều cho rằng Rhodes có thể đã được sinh ra trong năm 1593 (Claude Larre, Alexandre de Rhodes (1593-1660); Eduardo Torralba, ‘La date de naissance du Père de Rhodes: 15 mars 1591, est-elle exacte?’, trong Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, 35 (1960), các trang 683-689); Joseph Dehergne, Répertoire de Jésuites de Chine de 1552 à 1800, các trang 215f.; Peter Phan, Mission and Catechesis: Alexandre de Rhodes and Inculturation in Seventeenth-Century Vietnam. Ngược lại, các bộ bách khoa toàn thư tổng quát hiện nay được cung ứng trực tuyến trên liên mạng, chẳng hạn như Catholic Enciclopedia, vẫn cho rằng năm sinh là 1591 (N. Weber, ‘Alexandre de Rhodes’, trong The Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company, 1912).
 
2 Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions du P. Alexandre de Rhodes, trang 17. Bởi vì chúng tôi sử dụng ấn bản này để nghiên cứu tiểu sử và văn bản về cuộc đời, các cuộc du hành, và sự trình bày của De Rhodes về Trung Hoa và Macao, nhằm tránh một chuỗi dài các cước chú và các sự tham khảo, chúng tôi chỉ ghi lại ở dưới đây trong các dấu ngoặc vuông [   ] các trang đã trích dẫn
 
3 Cũng được viết là Tun Kim, Tonquim, Tongkin hay Tongking, vương quốc này tương ứng trong toàn cảnh với phần cực bắc của Việt Nam, phía nam các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Hoa, phía đông của miền bắc nước Lào, và phía tây của Vịnh Bắc Bộ.  Ở địa phương, nó vẫn được gọi là  Bắc Kỳ, có nghĩa ‘Miền Bắc: Northern Region’.
 
4 Trong các sứ mệnh truyền giáo của Alexandre de Rhodes, Đàng Trong: Cochinchina ít nhiều gần với miền nam Việt Nam trong thời thuộc địa Pháp, được biết trong thời tiền thực dân là Nam Kỳ.  Đàng Trong: Cochinchina được bao bọc ở phía đông bắc bởi phần của miền trung Việt Nam mà các giáo sĩ Dòng Tên và người Pháp sau này gọi là An Nam, về phía nam giáp ranh với Champa, về phía đông nam bởi Biển Nam Trung Hoa và phía tây bắc bởi Căm Bốt.  
 
5 Francisco de Pina sinh ra giữa các năm 1585 và 1586 tại Guarda, Ông được nhận vào Tu Hội Dòng Tên (Society of Jesus) năm 19 tuổi, được gửi đến Macao nơi ông theo học và tốt nghiệp Thần Học tại Trường Đại Học St. Paul College.  Ông gia nhập phái bộ truyền giáo Đàng Trong năm 1618, nhưng bị chết đuối tại Đà Nẵng năm 1625.
 
6 Sự hiện diện mậu dịch của Bồ Đào Nha tại Huai Pho (Hoài Phố) trở lùi về năm 1535, khi một sứ giả Bồ Đào Nha, António de Faria, tiến vào miền nam Việt Nam.  Ông mau chóng nhận thức rằng “Faifo (Hội An) là một hải cảng thích hợp khác cho hoạt động mậu dịch và hàng hải Bồ Đào Nha” (Joseph Buttinger, The Smaller Dragon: A Political History of Vietnam, trang 199).
 
7 Giuliano Baldinòtti sinh năm 1591 tại Pistoia và mất tại Macao năm 1631. Ông gia nhập Tu Hội Dòng Tên năm 1609, và năm 1621 ông lên đường đi truyền giáo ở phương Đông. Từ Goa Baldinòtti đến Macao, nơi ông được giao nhiệm vụ thăm dò khả năng thực hiện một phái bộ truyền giáo ở Đàng Ngoài. Theo dấu của các thương nhân Macao, cùng với anh trai Giulio Piani, ông lên thuyền từ Macao vào ngày 2 tháng 12 năm 1625, và sau một chuyến đi dài, đến thủ đô Hà Nội vào ngày 7 tháng 3 năm 1626, là nhà truyền đạo Công giáo đầu tiên trong vùng. Baldinòtti được tiếp đón tốt đẹp bởi quan nhiếp chính Trịnh Tráng, người muốn thiết lập quan hệ với các nhà mậu dịch Bồ Đào Nha.  Vị giáo sĩ Dòng Tên đã thu thập nhiều thông tin về đất nước được báo cáo trong một bức thư ở Macao, đề ngày 12 tháng 11 năm 1626. Bản báo cáo được in năm 1629, tại Rôma, trong một tập có nhan đề Lettere dall’Ethiopia dell’anno 1626 fino al marzo del 1627 e dalla Cina dell’anno 1625 fino al febbraio 1626. Con una breve Relatione del viaggio al Regno di Tunquin, nuovamente scoperto. Mandate al molto Rev. Padre Mutio Vitelleschi, Generale della Compagnia di Giesù.
 
 
8 Sự vận dụng của Alexandre de Rhodes kiến thức toán học và các kỹ năng lý thuyết và thực dụng của khoa học trong các sứ mệnh truyền giáo tại Việt Nam được nghiên cứu bởi Barbara Widenor Maggs, ‘Science, Mathematics, and Reason: The Missionary Methods of the Jesuit Alexandre de Rhodes in Seventeenth-Century Vietnam’, trong Catholic Historical Review, vol. 86 (2000), các trang 439-458 [đã dịch và đăng tải trên trang mạng của Gió O, ND].
 
9 Rhodes giải thích việc bị trục xuất của mình bởi hai lý do chính: sự thù địch của giáo lý Công giáo đối với chế độ đa thê và sự thờ phượng các ngẫu tượng: ‘Những phụ nữ thấy mình bị những người theo đạo Thiên chúa mới đã cự tuyệt, đã bắt đầu gây ồn ào đến nỗi vương quốc bị rung động.  Nhà vua, người cho đến lúc đó đã chứng tỏ về sự tử tế cực độ đối với chúng tôi, bắt đầu xa lánh một số giáo lý mà chúng tôi rao giảng cho ông ấy. Ông ấy thường được cảnh báo rằng học thuyết của chúng tôi có thể gây phương hại cho cả vương quốc, vì việc từ chối đàn ông lấy nhiều phụ nữ đã ngăn cản đất nước khỏi dân chúng, tước đoạt vị vua các thần dân mới '. [126-127] Hơn nữa, "các tín đồ đạo Đấng Ki-tô mới bị buộc tội đã đập phá một số ngẫu tượng, sau đó có người nói với nhà vua rằng tôi là một thuật sĩ và hơi thở của tôi là một câu thần chú làm đảo ngược tâm trí của người dân '. [128]
 
10 Một sự khảo sát thư mục đầy đủ về các tác phẩm của Alexandre de Rhodes, bao gồm cả một số thư từ, nhưng không loại trừ một vài lỗi lầm về niên đại và tiêu đề có thể được tham khảo trong quyển đồng biên tập bởi Augustin de Backer & Alois de Backer, Bibliothèque des écrivains de la Compagnie de Jésus. Liége: Imprimerie de L. Grandmont-Donders, 1853, I, các trang 622-623. Tiểu sử ngắn gọn của Alexandre de Rhodes trong bộ sưu tập thư mục nổi tiếng này ghi ngày sinh của ông là năm 1591.
 
11 Jacques Roland, Pionniers Portugais de la linguistique Vietnamienne.
 
12 Gaspar do Amaral sinh ra tại địa phận Viseu, gia nhập Dòng Tên với tư cách chủng sinh năm 1608, sau này đã giảng dạy tại các Trường Đại Học Colleges of Braga, Évora và Coimbra. Năm 1623, đã du hành cùng với Giáo Trưởng Patriarch of Abyssinia, Afonso Mendes, đến Goa, sau đó đến Macao nơi ông được phái đi Đàng Trong. Ông là giáo tỉnh Dòng Tên  tại Nhật Bản và Trung Hoa, viện trưởng Đại Học Macao, mất vào năm 1645.
 
13 António Barbosa sinh ra tại Arrifana de Sousa, địa phận Porto, và gia nhập Tu Hội Dòng Tên tại Lisbon, năm 1624, sau đó du hành đến Goa và Macao.  Ông là phụ tá cá nhân của Gaspar Amaral trong các nhiệm vụ của ông này, người đã đảm nhận các chức vụ viện trưởng và các văn phòng Dòng Tên.
 
14 ‘Aliorum etiam ejusdem Societatis Patrum laboribus sum usus praecipue P. Gasparis de Amaral, & P. Antonij Barbosae, qui ambo…...compusuere Dictionarium ille lingua Annamitica incipiens, hicá Lusitana, sed inmatura iterque morte nobis erectus: utriusque ergo laboribus sum usus’ (Rhodes, Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum, II-III).
 
15 Alexandre de Rhodes, Des Pater Alexander von Rhodes aus der Gesellschaft Jesu Missionsreisen in China, Tonkin, Cochinchina und anderen asiatischen Reichen. Freiburg im Breisgau: Herder, 1858.
 
16 Alexandre de Rhodes, Voyages et missions du Père A. de Rhodes, S.J., en la Chine et autres royaumes de l’Orient, avec son retour en Europe par la Perse et l’Arménie. Nouvelle édition, conforme à la première de 1653, annotée par le Père H. Gourdin, de la même Compagnie, et ornée d’une carte de tous les voyages de l’auteur. Lille: Société de Saint-Augustin, Desclée, De Brouwer et Cie, 1884.
 
17 Francisco de Lima là thuyền trưởng chung của bốn chiếc tàu thuộc hạm đội, nhưng ông đã mua các quyền hành trình từ Pero de Sá de Menezes với sự cho phép rõ ràng của hoàng gia. Được quay trở lại Bồ Đào Nha vào năm sau, không có bất kỳ tài liệu nào khác về sự tham gia của Lima trong các chuyến đi hàng năm của Bồ Đào Nha đến Ấn Độ (Biblioteca Nacional de Lisboa, Reservados, Caixa 26, số 153). Tập tục bán các quyền du hành thì phổ biến từ Bồ Đào Nha đến các khoảnh đất châu Á khác nhau, cũng như các khoản đầu tư của một số nhà quý tộc Bồ Đào Nha tự căn cơ ctoan tính làm giàu tức thời bằng cách đặt cược vào một chuyến du hành duy nhất rất may mắn sinh lợi đến Phương Đông.
 
18 Các nghiên cứu nhiều chi tiết hơn các nguồn tư liệu Trung Hoa về việc vẽ bản đồ thời tie6`n thuộc địa của Việt Nam được khảo sát bởi: Ralph B. Smith, ‘Sino- Vietnamese Sources for the Nguyen Period: An Introduction’, trong Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 30, no. 3 (1967), các trang 600-621; John K. Whitmore, ‘Cartography in Vietnam’, trong The History of Cartography, vol. 2, Book 2 – Cartography in the Traditional East and Southeast Asian Societies, đồng biên tập bởi J. B. Harley & David Woodward, các trang 479-508.
 
19 Một cuộc nghiên cứu thích đáng việc vẽ bản đồ Việt Nam của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 16 và 17 có thể được tìm thấy trong bài viết của Isabel Augusta Tavares Mourão, Portugueses em Terras do Dai-Viet (Cochinchina e Tun Kim), các trang 35-56.
 
 
THƯ TỊCH THAM KHẢO
 
Buttinger, Joseph (1958). The Smaller Dragon: A Political History of Vietnam. New York: Frederick A. Praeger.
 
Campeau, Lucien (1979). ‘Le voyage du Pére Alexandre de Rhodes en France 1653-1654’, Archivum Historicum Societatis Jesu, XLVIII, các trang 65-85.
 
Carmo, Paulo. ‘A morte de Pedro Velho, um fundador de Macau’, in Macau, III série, no. 12 (Novembro 2002), các trang 45-55.
 
Dehergne, Joseph (1973). Répertoire de Jésuites de Chine de 1552 à 1800. Rome-Paris: Institutum Historicum S. I.
 
Héduy, Philippe (1998). Histoire de l’Indochine. La perle de l’Empire, 1624-1954. Paris: Flammarion.
 
Hung, Nguyen Tan (2011). Le Viêt Nam du XVIIe siècle: Un tableau socioculturel. Paris: Les Indes Savantes.
 
Larre, Claude (1961). Alexandre de Rhodes (1593-1660). Saigon: Centre Alexandre de Rhodes.
 
Maggs, Barbara Widenor (2000). ‘Science, Mathematics, and Reason: The Missionary Methods of the Jesuit Alexandre de Rhodes in Seventeenth-Century Vietnam’. Catholic Historical Review, LXXXVI, các trang 439-458.
 
Mourão, Isabel Augusta Tavares (2005). Portugueses em Terras do Dai-Viêt (Cochinchina e Tun Kim). Macao: Instituto Português do Oriente / Fundação Oriente.
 
Nguyen Thi Ha Thanh. ‘European Trade on the Far East and the Mercantile Relationship with Vietnam from the 16th to 19th Century’. Japanese Institutional Repositories Online, 2009-03-31, Institute for Cultural Interaction Studies, Kansai University (ICIS), các trang 353-366.
 
Phan, Peter C. (1998). Mission and Catechesis. Alexandre de Rhodes and Inculturation in Seventeenth-Century Vietnam. New York: Orbis Books.
 
—— (2000). ‘Doing Theology in the Context of Mission. Lessons from Alexandre de Rhodes, S.J’. Gregorianum, 81, 4, các trang 723-749.
 
Pina, Isabel (2007). ‘Manuel Dias Sénior’. Bulletin of Portuguese-Japanese Studies, 15, các trang 79-94.
 
Rhodes, Alexandre de (1651). Dictionarium AnnamiticumLusitanum et Latinum. Rome: Propaganda Fide.
 
—— (1653). Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine et autres royaumes de l’Orient, avec son retour en Europe par la Perse et l’Arménie. Paris: Jean and Gabriel Cramoisy.
 
—— (1854). Voyages et Missions du P. Alexandre de Rhodes de la Compagnie de Jésus. Edited by Auguste Carayon. Paris: Julien, Lanier et Cie. Editeurs.
Roland, Jacques (2002). Pionniers Portugais de la linguistique Vietnamienne. Bangkok: Orchid Press.
 
Smith, Ralph B. (1967). ‘Sino-Vietnamese Sources for the Nguyen Period: An Introduction’. Bulletin of the School of Oriental and African Studies, 30, 3, các trang 600-621.
 
Torralba, Eduardo (1960). ‘La date de naissance du Père de Rhodes: 15 mars 1591, est-elle exacte?’. Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, 35, các trang 683-689.
 
Weber, N. (1912). ‘Alexandre de Rhodes’. In The Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company.
 
Whitemore, John K. (1994). ‘Cartography in Vietnam’. In The History of Cartography, vol. 2, Book 2 – Cartography in the Traditional East and Southeast Asian Societies, edited by J. B. Harley and David Woodward. Chicago: Chicago University Press, các trang 479-508.
 
Zwartjes, Otto (2011). Portuguese Missionary Grammars in Asia, Africa and Brazil, 1550-1800. Amsterdam: John Benjamins.
 
-----
Nguồn:  Ivo Carneiro de Sousa*, The First French in Macao : The Jesuit Alexandre de Rhodes (1591/93-1660) 到澳門的第一位法國人:耶穌會傳教士亞歷山大·羅德 (1591/93-1660) , Revista de Cultura (Review of Culture), INSTITUTO CULTURAL do Governo da Região Administrativa Especial de Macau, 44 • 2013, các trang 122-144,
 
 
Ngô Bắc dịch và phụ chú

Tác giả bài viết: Ngô Bắc chuyển ngữ

Nguồn tin: http://www.gio-o.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich cong giao 2022 - 2023
tapsanmucdong
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập88
  • Máy chủ tìm kiếm64
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay15,903
  • Tháng hiện tại630,660
  • Tổng lượt truy cập28,946,029

Chúng tôi trên mạng xã hội

CÁC GIÁO HẠT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây